Hội chứng ngoại tháp là gì?

Đa số những người mắc hội chứng thần kinh ngoại tháp đều do thoái hóa hoặc tổn thương của các tế bào thần kinh hệ thống ngoại tháp vì các bệnh lý như rối loạn mạch máu, di chứng sau chấn thương hoặc do tình trạng thiếu máu não, tác dụng phụ của một số loại thuốc, thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất hoặc người bệnh có các bệnh lý thần kinh.

1. Tìm hiểu về hội chứng ngoại tháp

Hệ thống ngoại tháp là một tập hợp nhóm tế bào thần kinh nhân xám tại vị trí đáy não, hệ thống ngoại tháp sẽ cùng với tiểu não tác động đến các tế bào não vùng vận động với mục đích chi phối các cử động cũng như điều hòa trương lực cơ của cơ thể. Do đó, bất kỳ nguyên nhân nào gây tổn thương hệ ngoại tháp cũng có thể dẫn đến các rối loạn vận động ở ngoại biên. Các rối loạn vận động ngoại biên đó gồm tay chân run rẩy, cứng cơ, múa giật hoặc người bệnh đi lại chậm chạp...

Tuy nhiên, đa số những người mắc hội chứng thần kinh ngoại tháp đều do thoái hóa hoặc tổn thương của các tế bào thần kinh hệ thống ngoại tháp vì các bệnh lý sau:

  • Do bệnh rối loạn mạch máu: Rối loạn mạch máu điển hình nhất chính là các tình trạng xơ cứng động mạch, nhồi máu não, viêm mạch hoặc xuất huyết não;
  • Di chứng sau chấn thương hoặc do tình trạng thiếu máu não: Những di chứng sau chấn thương, di chứng của phẫu thuật hoặc do các tình trạng thiếu máu não mạn tính trong bệnh tăng huyết áp lâu ngày, thoái hóa đốt sống cổ... có thể gây nên hội chứng ngoại tháp.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Có một số loại thuốc như thuốc chống loạn thần, thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống nôn metoclopramide có thể gây ra tác dụng phụ, từ đó dẫn đến hội chứng này.
  • Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất: Thuốc trừ sâu, kim loại nặng như thủy ngân và chì, các hóa chất độc hại hay rối loạn chuyển hóa đồng, nhiễm khuẩn não... cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng này.
  • Người bị các bệnh lý thần kinh như: Bệnh Huntington, tổn thương nhân dưới đồi thị hoặc bị bệnh động kinh...
Hệ thống ngoại tháp
Hệ thống ngoại tháp là một tập hợp nhóm tế bào thần kinh nhân xám tại vị trí đáy não

2. Triệu chứng của hội chứng ngoại tháp

Hội chứng thần kinh ngoại tháp có 4 dạng triệu chứng chính. Các dạng triệu chứng chính đó là triệu chứng Parkinson, triệu chứng Dystonia (rối loạn trương lực cơ), Akathisia (ngồi không yên) và triệu chứng rối loạn vận động Tardive (múa giật). Các dấu hiệu của những triệu chứng đó bao gồm:

2.1. Triệu chứng Parkinson

Triệu chứng Parkinson bao gồm những triệu chứng của sự rối loạn vận động giống như trong bệnh Parkinson, vì vậy, nó thường được gọi là hội chứng Parkinson do rối loạn hệ thống ngoại tháp. Những triệu chứng Parkinson bao gồm:

  • Run và khó giữ thăng bằng: Run thường gặp nhất ở tay nhưng triệu chứng này cũng có thể xảy ra ở các cơ miệng dẫn tới run môi. Bên cạnh đó, những người bị hội chứng ngoại tháp này thường gặp nhiều khó khăn trong việc giữ thăng bằng nên khó có thể đứng vững.
  • Cứng cơ: Các cơ bắp và các khớp ở tay chân cứng, do đó người bệnh thường khó hoạt động và khó di chuyển.
  • Chậm vận động: Chậm vận động thường do các cơ bắp bị cứng, từ đó khiến cho người bệnh vận động chậm chạp, khó nuốt, khó nói cũng như khó biểu lộ cảm xúc.

2.2 Triệu chứng Dystonia (rối loạn trương lực cơ)

Triệu chứng Dystonia hay còn gọi là phản ứng Dystonic, đây chính là một tình trạng vùng cơ trên cơ thể người bệnh đột nhiên bị cứng hoàn toàn, từ đó dẫn đến cảm giác rất khó chịu, buồn bực và gây đau đớn.

Triệu chứng Dystonia có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ bắp trên cơ thể người bệnh, các ảnh hưởng đó bao gồm các cơ cổ (gây tật vẹo cổ), cơ mắt, cơ lưỡi, hàm hoặc các cơ hô hấp khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở.

2.3 Triệu chứng Akathisia (ngồi không yên)

Triệu chứng Akathisia hay còn gọi là triệu chứng ngồi không yên. Triệu chứng này thường khiến cho người bệnh luôn có cảm giác bồn chồn, khó chịu khi ngồi yên, do đó buộc người bệnh phải di chuyển liên tục.

Bên cạnh đó, triệu chứng Akathisia cũng có thể khiến cho người bệnh luôn có cảm giác lo lắng và không thể thư giãn thoải mái, tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

2.4. Rối loạn vận động Tardive (chứng múa giật)

Đây là một triệu chứng khiến cho người bệnh có những cử động bất thường đột ngột, nhanh, giật cục và không theo một quy luật nào của những bộ phận khác trên cơ thể. Những triệu chứng này thường gặp ở mặt, cổ, môi, lưỡi và bàn tay, bàn chân.

Tuy nhiên những triệu chứng này thường có xu hướng xuất hiện sau vài tháng, hoặc vài năm sau khi sử dụng thuốc chống loạn thần.

hội chứng ngoại tháp
Rối loạn vận động Tardive là triệu chứng của hội chứng ngoại tháp

3. Điều trị hội chứng ngoại tháp

Việc điều trị hội chứng thần kinh ngoại tháp thường sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh cũng như các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Trong trường hợp nếu đang sử dụng các loại thuốc gây ra hội chứng ngoại tháp thì cần phải cắt giảm liều và thay thế bằng những loại thuốc điều khác. Còn các triệu chứng của hội chứng ngoại tháp thường được điều trị bằng các loại thuốc sau:

  • Thuốc điều trị hội chứng Parkinson: Loại thuốc có thể sử dụng để điều trị hội chứng Parkinson là thuốc kháng acetylcholin. Khi sử dụng thuốc này nên bắt đầu với liều thấp nhất cho đến khi cơ thể người bệnh có thể đáp ứng. Sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm thì có thể giảm dần liều lượng và ngưng thuốc.
  • Thuốc điều trị Akathisia: Đối với rối loạn vận động ngoại tháp dạng akathisia thì lựa chọn đầu tiên thường là thuốc propranolol liều thấp hoặc thuốc benzodiazepines cũng có hiệu quả trong điều trị.
  • Thuốc điều trị triệu chứng Dystonia: Dystonic là một tình trạng cấp cứu y tế, do đó khi gặp các triệu chứng Dystonia người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Các triệu chứng Dystonia có thể được điều trị bằng cách tiêm bắp một liều thuốc kháng cholinergic, ví dụ như thuốc benztropine liều 1-2mg, lặp đi lặp lại 15-30 phút cho đến khi các triệu chứng không còn xuất hiện.
  • Thuốc điều trị rối loạn vận động Tardive: Đây là một rối loạn rất khó điều trị, do đó việc điều trị tốt nhất đối với triệu chứng rối loạn vận động tardive đó là phòng ngừa. Việc phòng ngừa là nên lựa chọn các loại thuốc chống loạn thần có hoạt lực kháng dopamin thấp nhất ngay từ giai đoạn đầu. Trường hợp rối loạn Tardive đã xuất hiện thì việc điều trị chủ yếu là chuyển các thuốc chống loạn thần đang sử dụng sang những loại thuốc có ít rủi ro hơn.

4. Lưu ý khi điều trị hội chứng thần kinh ngoại tháp

Khi mắc hội chứng ngoại tháp, một số người bệnh có thể tự khỏi sau khi ngừng sử dụng thuốc chống loạn thần hoặc đổi sang một số loại thuốc khác gây ra ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp khác thì việc chữa khỏi hội chứng thần kinh ngoại tháp hoàn toàn là rất khó thực hiện. Do đó để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả cũng như lâu dài, người bệnh cần thực hiện đầy đủ các biện pháp dưới đây:

  • Tùy thuộc vào các nguyên nhân và triệu chứng cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp cho người bệnh, các thuốc có thể là thuốc kháng cholinergic, thuốc an thần, tiêm botox... Do đó khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cần lưu ý với các tác dụng không mong muốn của thuốc. Vì thế hãy cố gắng uống thuốc đúng liều lượng cũng như tái khám thường xuyên để bác sĩ kịp thời điều chỉnh liều lượng thuốc.
  • Bổ sung nhiều khoáng chất, vitamin và omega – 3 thông qua chế độ ăn như rau lá xanh, trái cây, cá biển, ngũ cốc nguyên hạt...
  • Tăng cường vận động thể chất để gia tăng sự linh hoạt cũng như sự khéo léo của cơ bắp, từ đó giúp cho máu lưu thông tốt hơn, cải thiện được các tình trạng run tay chân, co thắt hay xoắn vặn cơ do hội chứng thần kinh ngoại tháp gây ra.
  • Đồng thời cần thư giãn tinh thần và nghỉ ngơi bằng cách giảm bớt lo âu,, ổn định tâm lý để ngăn ngừa sự tiến triển nặng dần của hội chứng thần kinh ngoại tháp.

Tóm lại, khi vừa được chẩn đoán mắc phải hội chứng thần kinh ngoại tháp thì người bệnh không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy thực hiện các phương pháp điều trị để cải thiện triệu chứng. Chỉ cần người bệnh kiên trì, cố gắng kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống thì căn bệnh này sẽ sớm được đẩy lùi.

Ngoài ra, nếu chưa yên tâm về bệnh thì có thể đến Bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

58.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan