Hen suyễn và thời tiết

Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính rất phổ biến nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Khi hen suyễn tiến triển nặng mà không được xử trí kịp thời, người bệnh có thể bị đột tử. Nguyên nhân dẫn đến cơn hen thường do khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, lông vật nuôi... Vậy thay đổi thời tiết có mối liên quan gì đến việc khởi phát cơn hen hay không?

1. Mối liên hệ giữa bệnh suyễn và thay đổi thời tiết là gì?

Người bị suyễn hay hen phế quản có hệ thống đường dẫn khí vào phổi hẹp hơn bình thường kết hợp việc tăng bài tiết chất nhầy khiến người bệnh suyễn khó thở. Đa số người bị suyễn đều có những tác nhân kích ứng khởi phát cơn hen khác nhau, nhưng một số thay đổi thời tiết và những thay đổi theo mùa có thể gây nên những cơn khó thở cho người bệnh.

2. Nhiệt độ cao (Nóng)

Khi người bị suyễn hít thở nguồn không khí có nhiệt độ cao (không khí nóng) có thể gây kích ứng đường thở vốn đã bị hẹp từ trước. Nhiệt độ và ánh sáng mặt trời có thể gây ô nhiễm không khí trầm trọng hơn khi chúng trộn lẫn với các chất hóa học và tạo ra sương mù.

Người bệnh suyễn nên quan tâm đến chất lượng không khí và dự báo thời tiết. Đồng thời, hạn chế thời gian ở ngoài trời nếu thay đổi thời tiết theo hướng xấu. Sử dụng máy điều hòa không khí cũng là một cách vừa giúp cơ thể mát mẻ vừa tăng lọc bỏ các chất gây kích ứng trong không khí.

3. Nhiệt độ thấp (Lạnh)

Khi nhiệt độ giảm xuống, các triệu chứng bệnh suyễn có thể trở nên tồi tệ hơn. Không khí lạnh có thể làm khô các mô trong đường hô hấp, khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn và dễ dàng đóng lại. Chỉ cần sử dụng một chiếc khăn quấn hờ ở nửa dưới mặt sẽ giúp người bị suyễn làm ấm không khí trước khi hít vào, đồng thời khiến người bệnh thở bằng mũi thay vì thở miệng.

4. Độ ẩm

Người bệnh suyễn có thể cảm thấy khó thở trong môi trường không khí quá ẩm ướt. Bầu không khí ẩm còn là điều kiện tuyệt vời cho sự phát triển của nấm mốc và mạt bụi, 2 yếu tố hay gặp gây khởi phát cơn hen. Sử dụng điều hòa không khí hoặc máy hút ẩm có thể giúp môi trường sống luôn khô ráo. Nếu cần ở ngoài trời, người bị suyễn hãy cố gắng ra ngoài vào buổi chiều, khi độ ẩm không khí có vẻ thấp hơn.

bệnh suyễn
Người mắc bệnh suyễn có thể cảm thấy khó thở khi trường không khí quá ẩm ướt.

5. Số lượng phấn hoa cao

Tất cả các loại cây cối và thực vật đều có thể phát tán ra phấn hoa, một chất bột mịn có màu vàng. Phấn hoa được xem là một trong những nguyên nhân chính gây dị ứng và kích thích khởi phát cơn khó thở cho nhiều người, đặc biệt là người bệnh suyễn. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể giúp người bệnh xác định loại phấn hóa nào gây kích ứng, từ đó có chỉ định dự phòng bằng thuốc, tiêm phòng dị ứng hoặc cả hai.

6. Mưa bão

Những cơn bão lớn có thể gây ra một mối đe dọa đặc biệt cho những người bị suyễn. Mưa, sấm sét tác động vào phấn hoa, khiến chúng vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ hơn bình thường. Sau đó phấn hoa phát tán theo gió, đi vào hệ hô hấp của người bệnh suyễn và khởi phát các triệu chứng. Nếu xác định phấn hoa là một trong những tác nhân gây ra bệnh suyễn, người bệnh hãy ở yên trong nhà, đóng kín cửa sổ khi có mưa bão mạnh.

7. Thay đổi thời tiết đột ngột

Khi thời tiết chuyển mùa đột ngột, các triệu chứng bị suyễn có thể bùng phát mạnh mẽ hơn. Một số chuyên gia tin rằng áp suất khí quyển đóng một vai trò quan trọng nào đó. Những nghiên cứu khác cho thấy rằng sự thay đổi thời tiết như độ ẩm và nhiệt độ chính là thủ phạm. Do đó, người bệnh suyễn cần phải theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên để biết khi nào những biến động thời tiết lớn sẽ xảy ra.

8. Mưa

Mưa rào có thể mang đến nhiều tác động khác nhau cho bệnh suyễn. Một cơn mưa nhỏ rửa sạch phấn hoa trong không khí và làm dịu các triệu chứng hen suyễn. Tuy nhiên, một trận mưa như trút nước sẽ phá vỡ phấn hoa và khiến chúng phát tán rộng ra.

Đồng thời, mạt bụi và nấm mốc, 2 tác nhân có thể khởi phát khó thở, phát triển rất tốt khi thay đổi thời tiết sang ẩm ướt. Người bị suyễn không thể kiểm soát không khí bên ngoài, nhưng có thể quản lý không khí trong nhà bằng cách thay đổi bộ lọc máy điều hòa không khí thường xuyên và đảm bảo các khu vực ẩm ướt (như nhà bếp, phòng tắm) có hệ thống thông gió tốt để chống nấm mốc phát triển.

9. Mùa đông

Không chỉ không khí lạnh của mùa đông mới kích hoạt bệnh suyễn, mùa này chính là thời điểm thuận lợi cho cảm lạnh và cúm, từ đó thúc đẩy các đợt cấp của hen suyễn. Chủng ngừa vắc xin phòng cúm có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Nếu đốt lò sưởi vào mùa đông, khói gỗ có thể là một tác nhân gây khó chịu cho người bị suyễn. Thay vào đó hãy tạo ra sự ấm cúng bằng cách sử dụng điện hoặc khi gas cho ngôi nhà của mình.

bệnh suyễn
Bệnh suyễn thường bị kích hoạt bởi không khí lạnh của mùa đông

10. Mùa hạ

Thời gian ở ngoài trời nhiều hơn đồng nghĩa với việc tiếp xúc nhiều hơn với những tác nhân gây kích ứng cho đường hô hấp của người bệnh suyễn. Các tác nhân theo mùa có thể bao gồm khói từ bếp nấu ăn hay mùi clo nồng nặc từ các bể bơi. Mặc dù thời tiết đủ tốt để làm phơi khô ngoài trời, nhưng việc sử dụng máy sấy sẽ ngăn không cho các chất gây kích ứng bám vào vải. Ngoài ra, người bị suyễn nên tắm rửa sạch sẽ sau khi ở ngoài trời về để loại bỏ phấn hoa trên quần áo và cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan