Hàn răng sâu có đau không?

Hàn răng hay trám răng là một thủ thuật nha khoa giúp bảo vệ và tránh vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng. Sau khi trám răng, hình thái ban đầu của răng sẽ được khôi phục. Tuy nhiên, một vài bệnh nhân vẫn lo lắng trám răng sâu lỗ to có đau không hay răng sâu hàn rồi vẫn đau. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin sau đây để biết hàn răng sâu có đau không.

1. Nguyên nhân cần thực hiện trám răng

Trám răng là một thủ thuật thường sử dụng trong y khoa. Thủ thuật trám răng còn được gọi là hàn răng giúp khôi phục hình dáng ban đầu cho tình trạng răng sâu hay răng nứt vỡ.

Bản chất của phương pháp trám răng chính là khôi phục lại hình dáng cho răng. Vì thế, bệnh nhân cần kiểm tra trước khi thực hiện để hiệu quả điều trị được như ý. Một số đối tượng bệnh nhân có thể bị từ chối điều trị trám răng. Do vậy, cần kiểm tra tình trạng răng và xác định một vài vấn đề bệnh lý tương tự như trước khi tiến hành trám răng cho bệnh nhân:

  • Sâu răng: Sâu răng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng sâu đến tủy răng. Bệnh nhân điều trị sâu răng cần khoan để làm sạch tủy sau đó mới trám răng giúp làm kín vùng khoan để tránh vi khuẩn xâm nhập gây hại cho sức khỏe răng.
  • Tổn thương trên răng: các chấn thương xảy ra ở răng có thể do sức khỏe hoặc tác động vật lý khi ăn nhai hay va đập bên ngoài gây tổn thương. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu hàn răng nếu phần răng bị nứt vỡ lớn hơn 30% so với chiếc răng ban đầu.
  • Mòn chân răng: Xói mòn cổ chân răng hay còn gọi là tụt lợi có thể xuất hiện khi vệ sinh răng miệng sai cách. Khi trám răng cho bệnh nhân mòn cổ chân răng cần chú ý vị trí xói mòn để tránh ảnh hưởng đến tủy hoặc hiệu quả điều trị không đạt được như mong muốn.
  • Răng mọc thưa: vị trí các răng cách xa nhau có thể do mầm răng ban đầu sắp xếp thưa đồng thời kích thước răng không đủ phủ kín. Nếu khoảng cách giữa các răng từ 2 mili có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Do đó, nha sĩ sẽ có phương pháp điều trị theo khoảng thưa. Chỉ trường hợp răng thưa dưới 2 mili mới tiến hành trám răng để hạn chế khoảng trống cho răng.

2. Các bước trám răng cho bệnh nhân xác định sâu răng

Quy trình trám răng có thể ảnh hưởng từ đặc điểm bệnh lý và cơ địa mỗi người bệnh. Tuy nhiên các bệnh nhân đều sẽ trải qua những bước chính sau khi tiến hành trám răng tại nha khoa:

  • Kiểm tra chẩn đoán bệnh lý để xác định phương hướng điều trị có thể dùng trám răng không.
  • Gây tê xung quanh chân răng sau đó chờ thuốc tê làm giảm cảm giác của bệnh nhân để tiến hành xử lý răng bị sâu.
  • Chuẩn bị nhíp gắp bông, khoan răng y tế cùng vòi rửa để thực hiện loại bỏ phần răng bị sâu hay chết tủy. Máy khoan sẽ tạo lỗ trên răng đồng thời dùng vòi rửa để tránh khoan nhầm gây thủng sàn tủy.
  • Nha sĩ sẽ rửa sạch vùng răng đang khoan để xác định làm sạch phần răng sâu sau đó thấm bông.
  • Đổ keo hàn lên lỗ khoan răng. Cần thực hiện chia làm hai lần để răng được bao phủ kín và tránh keo không kịp khô dẫn đến bong tróc làm răng tái nhiễm sâu sau khi điều trị. Sau đó hàn răng có sử dụng đèn để làm cứng keo hàn trong 30 giây.
  • Kiểm tra độ cứng vùng răng đã trám và tiến hành mài đánh bóng cho răng để đảm bảo hình dáng đúng với răng cũ.

3. Hàn răng sâu có đau không

Hàn răng sâu có đau không được nhiều bệnh nhân quan tâm. Với những người bệnh lần đầu thực hiện chắc hẳn sẽ âu lo và không kịp thời điều trị dẫn tới tình trạng bệnh lý nghiêm trọng thêm.
Trám răng hay hàn răng sâu thường không đau do trước khi thực hiện bệnh nhân đều được gây tê đầy đủ. Những trường hợp răng sâu hàn rồi vẫn đau hay trám răng lỗ sâu lớn bị đau có thể do cơ địa người bệnh hay tay nghề bác sĩ không tốt gây ra. Thêm vào đó, cơ địa mỗi bệnh nhân có độ nhạy cảm răng khác nhau nên có thể đau nhức nếu bệnh nhân có răng nhạy cảm.

Sự đau nhức thường không xuất hiện khi hàn răng nhiều mà chỉ có với răng nhạy cảm vì cảm giác của răng thường xảy ra nếu tác động lên tủy. Chính vì thế răng sâu rộng, viêm tủy nặng sẽ vô tình khiến bệnh nhân đau khi thực hiện hàn răng.

4. Lưu ý cho bệnh nhân răng sâu hàn rồi vẫn đau

Răng sâu hàn rồi vẫn đau có thể là do người bệnh có răng nhạy cảm với mọi tác động. Ngoài ra cơn đau nhức răng sẽ kéo dài khi thuốc tê hết tác dụng. Do vậy thời gian đều bệnh nhân sẽ được theo dõi và hướng dẫn cách chăm sóc răng để giảm đau và giúp tình trạng răng mau chóng hồi phục.

Bệnh nhân để tránh tái phát sâu răng hay bong tróc lớp trám răng sau khi thực hiện thủ thuật cần chú ý chăm sóc răng sau thủ thuật:

  • Nghỉ ngơi: Sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa, bệnh nhân răng cần nghỉ ngơi tránh vận động mạnh. Tuy rằng khả năng vận động sau điều trị răng ít ảnh hưởng như các phẫu thuật nội khoa nhưng vẫn có thể khiến sự hồi phục chậm lại hoặc không đảm bảo quá trình điều trị. Người bệnh nên nghỉ ngơi theo hướng dẫn bác sĩ để răng mau ổn định tránh bong tróc lớp trám hay vi khuẩn tấn công xâm nhập răng.
  • Ăn uống: Chế độ ăn uống sau khi điều trị cần chọn món không quá nóng, không quá lạnh, không quá cứng hoặc không có tính axit ăn mòn cao. Chế độ ăn kiêng bệnh nhân cũng sẽ được bác sĩ nhắc nhở kết hợp theo dõi tình trạng răng ở những ngày đầu sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Vệ sinh răng

Vệ sinh răng là lưu ý cần thực hiện dù răng có bệnh lý hay không có bệnh lý. Bệnh nhân nên chăm sóc bảo vệ răng theo một số lưu ý sau để tránh mắc bệnh răng miệng:

  • Chải răng mỗi ngày 2 lần và mỗi lần 2 - 3 phút. Quá trình chải răng nên tham khảo nha sĩ để làm sạch mảng bám trên răng hay kẽ răng thưa.
  • Súc miệng với nước muối pha loãng để chống nhiễm khuẩn cho răng. Đồng thời có thể vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám.
  • Tránh những món ăn cứng hay nhọn để không chọc hay làm vỡ lớp trám trong thời gian mới thực hiện thủ thuật.
  • Khám răng định kỳ

Sau khi trám răng bác sĩ sẽ đưa cho bệnh nhân lịch hẹn tái khám. Người bệnh ngoài tuân thủ lịch hẹn tái khám của nha sĩ cũng nên chủ động theo dõi mọi bất thường trên răng. Khi răng sâu hàn rồi vẫn đau kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện sớm để kiểm tra.

Sau khi răng trám đã ổn định, bệnh nhân vẫn định kỳ kiểm tra nha khoa. Kiểm tra định kỳ 3 - 6 tháng tùy theo sức khỏe răng. Bệnh nhân nên tham khảo nha sĩ để xác định chu kỳ tái khám kể cả khi không có bệnh lý trên răng.

Hàn răng sâu có đau không phụ thuộc vào cơ địa răng mỗi bệnh nhân lẫn kinh nghiệm của nha sĩ thực hiện. Để tráng răng sâu hàn rồi vẫn đau, người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ đồng thời có chế độ dinh dưỡng để sức khỏe phục hồi tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan