Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị hạ kali máu

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phương Nam - Bác sĩ Hồi sức Cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hạ kali máu là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng trong đó nồng độ kali trong máu thấp hơn so với mức bình thường. Thông thường, nồng độ kali trong máu là 3,6-5,2 millimoles trong một lít máu (mmol/l). Mức kali máu rất thấp (dưới 2,5 mmol/l) có thể đe dọa tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức.

1. Triệu chứng và dấu hiệu hạ kali máu

  • Hạ kali mức độ nhẹ đến vừa thường không có biểu hiện lâm sàng.
  • Các triệu chứng thường biểu hiện khi kali máu hạ dưới 3.0 mmol/L:
    • Yếu cơ, táo bón, chuột rút, yếu liệt cơ hô hấp
    • Thay đổi ECG như thay đổi ST, sóng T dẹt, sóng U, ...
    • Thay đổi nhịp tim: Nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh thất, rung thất, ngộ độc digoxin, ...
    • Tiêu cơ vân, hoặc liệt cơ.

2. Nguyên nhân gây hạ kali máu

  • Hạ kali máu có thể là hậu quả của việc thiếu cung cấp kali qua chế độ ăn hoặc tăng mất kali, rối loạn phân bố kaili trong và ngoài tế bào.
  • Thiếu cung cấp kali như nghiện rượu, chán ăn.
  • Tăng mất kali:

+ Bệnh lý dạ dày ruột: Nôn, tiêu chảy, dẫn lưu ổ bụng...

+ Mất kali qua thận hoặc lọc máu. Thiếu magie.

+ Sử dụng thuốc: Lợi tiểu (thiazides, Lợi tiểu quai), glucocorticoids, fludrocortisone, penicillins, amphotericin, aminoglycosides

+ Rối loạn nội tiết: Tăng aldosterone (hội chứng Cushing, hội chứng Conn)

  • Rối loạn phân bố trong và ngoài tế bào:

Điều trị Salbutamol, theophylin, chẹn beta giao cảm, Insulin+Gluocse, kiềm chuyển hóa

buồn nôn 1
Người mắc bệnh lý dạ dày ruôt gây nôn có nguy cơ hạ kali máu

3. Điều trị hạ kali máu.

  • Mục tiêu: Ngăn ngừa hoặc điều trị các biến chứng đe dọa tính mạng (rối loạn nhịp tim, tê liệt, tiêu cơ vân và yếu cơ hoành) bằng cách bù kali. Chẩn đoán và khắc phục nguyên nhân cơ bản.
  • Tính cấp thiết của điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hạ kali máu, các tình trạng liên quan và hoặc hôn mê, và tốc độ giảm nồng độ kali huyết thanh.
  • Với hạ kali không triệu chứng thường bù kali bằng đường uống.
  • Với hạ kali máu nặng, đe dọa rối loạn nhịp hoặc có các triệu chứng thì phải bù kali qua đường truyền tĩnh mạch.
  • Tìm và điều chỉnh nguyên nhân nền, các nguyên nhân cấp tính như tiêu chảy mất nước mất kali thì khi hết tiêu chảy thì nguyên nhân mất kali máu sẽ không còn. Nhưng các nguyên nhân mãn tính như nghiện rượu, thuốc lợi tiểu mất kali....nên được kiểm soát, theo dõi định kỳ.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Website để được phục vụ tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

439 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan