Hạ đường huyết ở người cao tuổi có nguy hiểm?

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi thường khó điều trị và có những biến chứng phức tạp, gây nguy hiểm tới tính mạng cao. Hạ đường huyết thường là một nguy cơ xảy ra khi điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi. Vậy hạ đường huyết là gì và hạ đường huyết ở người cao tuổi có nguy hiểm? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về triệu chứng hạ đường huyết ở người già.

1. Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là một tình trạng lượng đường trong máu (glucose) thấp bất thường giảm xuống dưới mức 3,9 mmol/L. Ngoài mắc bệnh tiểu đường, hạ đường huyết cũng có thể xuất hiện khi lượng đường trong máu thấp ở những người không bị tiểu đường, nói chính xác hạ đường huyết cũng giống như 1 cảnh báo cho biết đang gặp 1 vấn đề về sức khỏe nào đó.

vicarevn-vai-tro-cua-dinh-luong-glucose-trong-mau-body-2
Hạ đường huyết là tình trạng glucose trong máu thấp bất thường

2. Dấu hiệu hạ đường huyết ở người già

Triệu chứng hạ đường huyết ở người cao tuổi không dễ thấy.

Hạ đường huyết khiến người bệnh có những biểu hiện, hành vi sau:

  • Nhầm lẫn, có hành vi bất thường ví dụ như không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ thường xuyên.
  • Mờ mắt
  • Động kinh, mất ý thức
  • Huyết áp tăng nhưng không nhiều
  • Tim đập nhanh
  • Run
  • Lo lắng thái quá
  • Ra mồ hôi, da tái nhợt
  • Cảm giác đói
  • Ngủ mê mệt về đêm, trong giấc mơ thấy hay mơ ăn rất nhiều.

Nếu còn hạ tiếp, người bệnh có triệu chứng bị cứng hàm, lú lẫn, mất hẳn trương lực các cơ hôn mê. Cùng một mức độ giảm đường huyết, tình trạng bệnh ở người già thường nặng hơn, khó cứu chữa hơn so với người trẻ.

Để biết chính xác người già có bị hạ đường huyết không, cách là đo lượng đường trong máu tại thời điểm xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng.

3. Nguyên nhân xuất hiện hạ đường huyết

Sử dụng thuốc chữa bệnh tiểu đường gây hạ đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu (glucose) giảm xuống ở mức quá thấp. Có nguyên nhân gây hạ đường huyết, trong đó phổ biến nhất là do tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết để điều trị bệnh tiểu đường người bệnh sử dụng. Sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sỹ và không tự theo dõi định kỳ mức nồng độ glucose.

Khi nào thì cần uống thuốc hạ đường huyết?
Sử dụng thuốc chữa bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây hạ đường huyết

Tăng lượng sử dụng đường ở gan đột ngột

Gan ở người cao tuổi giảm khả năng dự trữ glucid, nhất là khi xa bữa ăn. Bởi vậy, khi tiếp cận với môi trường lạnh đột ngột người cao tuổi rất dễ hạ đường huyết. Đột ngột thay đổi hành vi mà chưa kịp thích nghi cũng dẫn đến hạ đường huyết ở người cao tuổi ví dụ như đang ngồi bất ngờ đứng dậy.

Do gan giảm dự trữ

Ở người cao tuổi tổng lượng đường ở gan vẫn thấp kể cả ngay sau khi ăn, dễ dẫn đến hạ đường huyết nếu không được cung cấp thức ăn thường xuyên. Điều này càng thể hiện rõ ở người đang mắc các bệnh gan mạn tính

Ngoài ra có thể do người bệnh thực hiện chế độ ăn quá nghèo glucid với mục đích chữa bệnh, phòng biến chứng tiểu đường gây ra.

Hạ đường huyết ở người cao tuổi có nguy hiểm?

Hạ đường huyết nguy hiểm hơn so với tăng đường huyết rất vì chúng có thể khiến bệnh nhân tử vong 1 cách nhanh chóng nếu không xử lý kịp thời.

4. Điều trị hạ đường huyết ở người cao tuổi

Ngừng các thuốc hạ đường huyết hoặc dừng tiêm insulin

Khi thấy xuất hiện dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ, có thể ăn 1 cái kẹo, bánh ngọt hoặc có thể uống nước đường,...

Trong trường hợp nặng, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để tiêm truyền glucose vào máu.

5. Cách phòng tránh hạ đường huyết ở người cao tuổi

Trên 60% kháng thể kháng insulin được tìm thấy trước khi điều trị insulin
Ngừng tiêm insulin với người bệnh có dấu hiệu hạ đường huyết

Không được nhịn đói

Vận động nhẹ nhàng, duy trì chế độ tập luyện thể lực điều độ

Chia thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày

Nên mang theo kẹo ngọt trong người để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết có thể sử dụng ngay.

Không uống bia rượu, đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít.

Khám định kỳ thường xuyên để bác sĩ theo dõi, đánh giá điều trị các nguyên nhân cơ bản của hạ đường huyết.

Từ khóa: Hạ đường huyết ở người cao tuổi

Người già bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết ở người già

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • glimvaz 2
    Công dụng thuốc Glimvaz 2

    Thuốc Glimvaz 2 được sử dụng cho mục đích hỗ trợ chế độ ăn kiêng và quá trình luyện tập, nhằm làm giảm nồng độ glucoso huyết thanh ở những bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin, đồng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • thuốc avandamet
    Công dụng thuốc Avandamet

    Thuốc Avandamet là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Việc nắm rõ thông tin về thuốc Avandamet sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được tốt hơn.

    Đọc thêm
  • thuốc Romylita
    Công dụng thuốc Romylita

    Romylita thuộc nhóm thuốc hormon, nội tiết, được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Romylita sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và ...

    Đọc thêm
  • zegalogue
    Công dụng thuốc Zegalogue

    Zegalogue (Dasiglucagon) là một loại thuốc tiêm được dùng để điều trị khẩn cấp cho những bệnh nhân có chỉ số lượng đường trong máu rất thấp (hạ đường huyết nghiêm trọng). Đối tượng chính sử dụng Zegalogue là bệnh ...

    Đọc thêm
  • ozaform 500
    Công dụng thuốc Ozaform 500

    Thuốc Ozaform 500 được chỉ định trong điều trị bệnh tiểu đường type 2, đặc biệt là ở bệnh nhân thừa cân khi chế độ ăn uống và tập luyện thể dục đơn thuần không kiểm soát được đường huyết. ...

    Đọc thêm