Hạ clo máu: Nguyên nhân và triệu chứng

Tình trạng hạ clo máu là sự mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể, xảy ra khi cơ thể có nồng độ clo máu thấp. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, mất nước,... và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

1. Thế nào là hạ clo máu?

Chất điện giải bao gồm các chất hóa học điều chỉnh các chức năng sinh lý quan trọng trong cơ thể, ví dụ như natri, kali, canxi, magie, bicarbonat,...

Khi hòa tan trong nước, các chất điện giải phân tách thành các ion tích điện dương và âm. Trong đó, clorua là một ion mang điện tích âm, thường kết hợp với các chất điện giải khác như natri và kali để điều chỉnh lượng chất lỏng cũng như cân bằng độ pH trong cơ thể. Clorua được tiêu thụ phổ biến nhất dưới dạng muối ăn natri clorua.

Thiếu clo máu là tình trạng cơ thể bị giảm mức clo máu xuống dưới mức bình thường, dẫn đến mất cân bằng điện giải. Điều này thường được phát hiện thông qua các xét nghiệm clo trong máu.

Theo các bác sĩ, mức clo máu ở phạm vi từ 98–106 mEq / L được xem là bình thường đối với người trưởng thành. Ở trẻ em, nồng độ clo bình thường có thể thấp hơn, trung bình từ 90 – 110 mEq / L. Nếu xét nghiệm clo máu cho kết quả thấp hơn những giá trị này, bệnh nhân được xác định là thiếu clo máu.

Ngoài ra, tình trạng hạ clo máu cũng có thể được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh của bệnh nhân hoặc các loại thuốc gây ra sự mất cân bằng điện giải. Tuy nhiên, xét nghiệm máu là giải pháp chẩn đoán mang tính chính xác cao nhất.

Hạ clo máu: Nguyên nhân và triệu chứng
Xét nghiệm máu là giải pháp chẩn đoán tình trạng thiếu clo máu chính xác nhất

2. Tổng hợp một số triệu chứng phổ biến của hạ clo máu

Tình trạng clo máu thấp thường không gây ra triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, một số triệu chứng thể hiện sự mất cân bằng điện giải có thể xảy ra, bao gồm:

  • Mất nước và các triệu chứng đi kèm.
  • Suy nhược cơ thể, uể oải, đau yếu cơ.
  • Khó thở và thường phải thở gấp.
  • Tiêu chảy / nôn mửa thường xuyên do mất nước.
  • Hạ huyết áp.
  • Tăng nhịp tim.

Tình trạng hạ clo máu cũng có thể đi kèm với hạ natri máu (lượng natri trong máu giảm thấp).

3. Nguyên nhân nào gây ra hạ clo máu?

Nồng độ clo máu và các chất điện giải khác thường được điều chỉnh bởi thận, vì vậy, hầu hết sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể diễn ra có liên quan nhiều nhất đến hoạt động thận. Dĩ nhiên, tình trạng hạ clo máu cũng không phải ngoại lệ. Các bệnh về thận có thể làm mất muối (natri và clorua) bao gồm: suy thận mãn tính và bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu.

Bên cạnh đó, thiếu clo máu cũng có liên quan đến việc sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, hút dịch thông mũi, nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài do hoạt động bất thường của ruột non, mất chất lỏng do các chấn thương như bỏng...

Nếu tình trạng hạ clo máu có nguyên nhân là các bệnh lý, một số nguyên nhân sau

Bên cạnh vấn đề đến từ thận, nồng độ clo máu thấp cũng có thể đến từ bất kỳ nguyên nhân nào sau đây:

  • Suy tim sung huyết.
  • Bệnh phổi mãn tính, ví dụ như khí phế thũng.
  • Nhiễm kiềm chuyển hóa (xảy ra nếu pH máu cao hơn bình thường), có thể đi kèm với nhiễm toan hô hấp mãn tính và xơ nang.
  • Hội chứng Cushing.
  • Hội chứng kém hấp thu.
Hạ clo máu: Nguyên nhân và triệu chứng
Tình trạng thiếu clo máu có thể liên quan đến việc sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng, lợi tiểu,...

4. Làm thế nào để điều trị tình trạng giảm clo máu?

Đối với tình trạng mất cân bằng điện giải nói chung và hạ clo máu nói riêng, việc điều trị cần được thực hiện dựa trên tình trạng sức khỏe, bệnh lý nguyên nhân và các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.

Nếu như tình trạng hạ clo huyết của bạn đến từ các loại thuốc đang sử dụng, các bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng sử dụng hoặc điều chỉnh liều lượng nếu cần thiết.

Đối với vấn đề clo máu thấp do các vấn đề liên quan đến thận hoặc rối loạn nội tiết, bệnh nhân sẽ được chuyển đến các bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp khắc phục hợp lý và hiệu quả nhất.

Đôi khi, nếu như clo huyết giảm ở mức độ nhẹ, bạn có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày, trong đó có một số chú ý sau:

  • Tăng lượng muối natri clorua tiêu thụ hàng ngày.
  • Đảm bảo kiểm soát tốt tình trạng các bệnh lý của cơ thể, đặc biệt là bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và bệnh đái tháo đường.
  • Cung cấp đủ nước hàng ngày cho cơ thể.
  • Cố gắng hạn chế caffeine và rượu bia. Những thức uống này có thể làm tăng khả năng mất nước của cơ thể.

Nhìn chung, tình trạng hạ clo máu xảy ra khi nồng độ clorua ở mức thấp trong cơ thể. Nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng, có thể do nôn mửa, do các bệnh lý hoặc một số loại thuốc đang sử dụng. Ở những trường hợp giảm nhẹ, các bác sĩ có thể bổ sung thêm clorua cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với tình trạng giảm sút nồng độ clo nghiêm trọng, một số biện pháp khắc phục mạnh mẽ hơn sẽ được thực hiện.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com; chemocare.com; medindia.net

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan