Giải phẫu khoang ngoài màng cứng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Hồng Dương - Bác sĩ Gây mê - Khoa Ngoại tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Khoang ngoài màng cứng nằm trong cột sống, nơi chứa các thần kinh chạy ra từ tủy sống thực hiện nhiệm vụ chi phối vận động, cảm giác da phân vùng theo đoạn tủy tương ứng. Giải phẫu khoang ngoài màng cứng có ý nghĩa đối với phương pháp vô cảm gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng.

1. Khoang ngoài màng cứng là gì, nằm ở vị trí nào trong cơ thể?

Nằm trong cột sống, khoang ngoài màng cứng là một khoang ảo và kín, thông với khoang cạnh sống. Vị trí được xác định bằng các giới hạn ở phía trên, dưới, trước, sau và các bên, cụ thể:

  • Giới hạn trên là lỗ chẩm
  • Giới hạn dưới là khe cùng
  • Giới hạn phía trước là dây chằng dọc sau
  • Giới hạn phía sau là dây chằng vàng
  • Giới hạn hai bên là cuống nhỏ và lỗ gian đốt.

2. Cấu tạo của khoang ngoài màng cứng

Về kích thước, thể tích và cấu tạo, khoang ngoài màng cứng có đặc điểm như sau:

  • Kích thước: Phía trước hẹp, phía sau rộng từ 1 - 3mm, ở ngang mức L2 có kích thước rộng nhất lên đến 5 - 6mm.
  • Thể tích: Người Việt Nam có thể tích khoang ngoài màng cứng trung bình nằm trong khoảng từ 120 - 140ml.
  • Đặc điểm: Tùy theo vị trí, áp lực khoang ngoài màng cứng có thể âm hoặc bằng không.
Gây tê ngoài màng cứng phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung
Giải phẫu khoang ngoài màng cứng có ý nghĩa quan trọng đối với kỹ thuật gây tê

Theo đó, cấu tạo bên trong khoang ngoài màng cứng chứa các tổ chức sau:

  • Rễ thần kinh chạy ra từ tủy sống
  • Các đám rối tĩnh mạch Batson nối trực tiếp với các tĩnh mạch nằm trong khung chậu và hệ tĩnh mạch Azygos.
  • Tổ chức mỡ và các tổ chức liên kết lỏng lẻo
  • Hệ bạch huyết

3. Chức năng của khoang ngoài màng cứng

Nằm ở trong cột sống, khoang ngoài màng cứng là nơi chứa các rễ thần kinh chạy từ tủy sống, thực hiện các nhiệm vụ chi phối, điều khiển vận động, cảm giác, trong đó có các thần kinh thực vật nối đến các tạng và da của cơ thể.

Tùy vào từng phân đoạn, các dây thần kinh sẽ thực hiện nhiệm vụ điều khiển khác nhau. Đây cũng là cơ sở để thực hiện và theo dõi kỹ thuật gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng. Dựa vào đó, bác sĩ, điều dưỡng viên gây mê có thể đánh giá mức độ của thuốc tê và dự đoán những biến chứng có thể xảy ra.

Một số mốc cơ bản do các đám rối, nhánh thần kinh chạy từ tủy sống đến khoang ngoài màng cứng thực hiện nhiệm vụ chi phối, điều khiển:

  • Vùng vai: Các nhánh của đám rối cổ và cánh tay chi phối.
  • Cơ hoành: Các nhánh từ C4 chi phối.
  • Vùng hõm ức bụng: Các nhánh từ T8 chi phối.
  • Vùng rốn: Các nhánh từ T10 chi phối.
  • Vùng nếp bẹn: Các nhánh từ T12 chi phối.
  • Vùng mổ thận: Các nhánh từ T7 chi phối.

Giải phẫu khoang ngoài màng cứng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chuyên khoa gây mê - hồi sức để thực hiện các phương pháp vô cảm khi phẫu thuật, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan