Giải pháp ngăn ngừa và làm chậm quá trình sa sút trí tuệ

Bài viết bởi Bác sĩ Vũ Dũng Kiên - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Các nhà nghiên cho rằng: “12 yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được là nguyên nhân của khoảng 40% các trường hợp sa sút trí tuệ trên toàn thế giới, do đó, về mặt lý thuyết điều này có thể được ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình sa sút trí tuệ”.

1. Yếu tố ngăn ngừa tình trạng sa sút trí tuệ

Trong bản cập nhật năm 2020, Ủy ban Lancet về phòng ngừa, can thiệp và chăm sóc sa sút trí tuệ đã bổ sung việc uống quá nhiều rượu, chấn thương sọ não (Traumatic brain injury-TBI) và ô nhiễm không khí vào 9 yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được đối với chứng sa sút trí tuệ đã được mô hình hóa vào năm 2017, cụ thể là học vấn thấp, tăng huyết áp, khiếm thính, hút thuốc, béo phì, trầm cảm, ít vận động, tiểu đường và ít tiếp xúc với xã hội.

Các nhà nghiên cho rằng: “12 yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được là nguyên nhân của khoảng 40% các trường hợp sa sút trí tuệ trên toàn thế giới, do đó, về mặt lý thuyết điều này có thể được ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình sa sút trí tuệ”. “Tiềm năng phòng ngừa là cao và có thể cao hơn ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, những nước có bệnh sa sút trí tuệ phổ biến hơn”.

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: Những điều cần biết
Sa sút trí tuệ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

2. Hạn chế sử dụng rượu bia ngăn ngừa sa sút trí tuệ

Uống nhiều rượu bia có liên quan đến thay đổi não bộ, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Một nghiên cứu dài 5 năm tại Pháp trên 31 triệu người nhập viện cho thấy, các rối loạn sử dụng rượu có liên quan đến tăng nguy cơ sa sút trí tuệ (tỷ lệ nguy cơ -HR đối với phụ nữ là 3,3; HR đối với nam giới là 3,4). Mối liên hệ đặc biệt rõ ràng trong nhóm sa sút trí tuệ khởi phát sớm hơn ( ≤ 65 tuổi), nhóm có 56,6% bệnh nhân mắc chứng rối loạn sử dụng rượu.

Mặt khác, một đánh giá có hệ thống tổng hợp 45 nghiên cứu về việc uống rượu số lượng ít đến vừa phải đã báo cáo có giảm nguy cơ sa sút trí tuệ so với việc uống rượu mức độ nhiều (risk ratio, 0,7). Uống <21 đơn vị rượu mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Nghiên cứu Whitehall, Vương quốc Anh, với 23 năm theo dõi, bao gồm 9.087 người tham gia từ 35–55 tuổi tại thời điểm ban đầu. Kết quả cho thấy uống> 21 đơn vị mỗi tuần và kiêng khem trong thời gian dài có liên quan đến việc tăng 17% chứng sa sút trí tuệ so với uống <14 đơn vị mỗi tuần. Uống> 14 đơn vị mỗi tuần có liên quan đến chứng teo hồi hải mã bên phải trên MRI.

Rượu
Rượu bia làm tăng nguy cơ sa sút trí nhớ

Chấn thương sọ não nặng (Traumatic Brain Injury – TBI) có liên quan đến bệnh lý tăng phosphoryl hóa lan tỏa. Một nghiên cứu thuần tập (Đan Mạch) trên gần 3 triệu người ở độ tuổi ≥ 50 năm, theo dõi trung bình 10 năm, thấy tăng nguy cơ mất trí nhớ (HR, 1.2) và bệnh Alzheimer (HR, 1.2) gắn liền với TBI. Đáng lưu ý, nguy cơ sa sút trí tuệ cao nhất trong 6 tháng sau chấn thương sọ não (HR, 4,1) và tăng lên cùng với số lượng thương tích ở những người bị chấn thương sọ não (HR cho 1 TBI, 1,2; HR cho ≥5 TBI, 2,8).

Một nghiên cứu thuần tập trên 28.815 người lớn tuổi bị chấn động não cho thấy nguy cơ sa sút trí tuệ tăng gấp đôi, cứ 6 người thì có một người phát triển chứng sa sút trí tuệ trong thời gian theo dõi trung bình là 3,9 năm. Tuy nhiên, những người dùng statin có nguy cơ mất trí nhớ thấp hơn 13% so với những người không dùng statin, vì statin có thể làm giảm phù não liên quan đến chấn thương, căng thẳng oxy hóa, kết tụ protein amyloid và viêm thần kinh. Ô nhiễm không khí và các chất ô nhiễm dạng hạt có liên quan đến kết quả sức khỏe kém, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến các bệnh không lây nhiễm. Các mô hình động vật cho thấy rằng các chất ô nhiễm dạng hạt trong không khí đẩy nhanh quá trình thoái hóa thần kinh thông qua bệnh mạch máu não và tim mạch, lắng đọng Aβ và quá trình xử lý protein tiền thân amyloid.

Nồng độ Dioxit nito (NO2) cao (> 41,5 μg / m3; HR điều chỉnh, 1,2), bụi mịn (PM 2,5) từ khí thải giao thông (HR, 1,1) và (PM 2,5) từ khói sinh hoạt (HR, 1,6 với nồng độ 1 μg / m3 trở lên) có liên quan đến tăng tỷ lệ sa sút trí tuệ. Một đánh giá có hệ thống về các nghiên cứu cho đến năm 2018, bao gồm 13 nghiên cứu dọc với thời gian theo dõi từ 1–15 năm về phơi nhiễm ô nhiễm không khí và chứng mất trí nhớ, cho thấy rằng phơi nhiễm với bụi mịn (PM 2.5); Dioxit nito (NO2) và Carbon monoxide (CO) đều có liên quan đến tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

Phẫu thuật chấn thương sọ não cần được chỉ định cụ thể để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân
Chấn thương sọ não khiến người bệnh sa sút trí nhớ đáng kể

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh: “Không bao giờ là quá sớm và không bao giờ là quá muộn trong cuộc đời để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ”. “Các hành động cụ thể đối với các yếu tố nguy cơ [mới] bao gồm: Giảm tiếp xúc với ô nhiễm không khí, ngăn ngừa chấn thương đầu và hạn chế sử dụng rượu ở mức <21 đơn vị mỗi tuần.” 01 đơn vị cồn tương đương với 10 gam cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy, 01 đơn vị cồn tương đương với 01 cốc bia hơi 330ml, 3⁄4 chai/lon bia 330ml (loại 5% độ cồn), 01 chén rượu mạnh 30ml (loại 40% độ cồn) hay 01 ly rượu vang 100ml (loại 13,5% độ cồn)

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị sa sút trí tuệ tại Bệnh viện.

Nguồn tham khảo: specialty.mims.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

220 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan