Đối phó với những thay đổi hành vi do sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là bệnh dễ gặp ở người cao tuổi, khi tế bào não dần bị thoái hóa. Để làm chậm quá trình mất trí nhớ, người chăm sóc cần chú ý duy trì các hoạt động thể chất, thói quen ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý cho người bệnh.

1. Những thay đổi trong hành vi của người sa sút trí tuệ

Người bị sa sút trí tuệ ở giai đoạn giữa đến giai đoạn sau sẽ bộc lộ nhiều hành vi khác lạ, trong đó điển hình là:

  • Lặp đi lặp lại cùng một câu hỏi hoặc một hành động
  • Cảm giác bồn chồn, đi đi lại lại, đi lang thang
  • Thức giấc vào ban đêm và rối loạn giấc ngủ
  • Đi theo người thân ở khắp mọi nơi
  • Tự ti, thờ ơ đến các hoạt động thường ngày

Bạn hãy thông cảm với những thay đổi hành vi của người bị sa sút trí tuệ vì chính họ cũng đang rất khó hiểu và thất vọng về những hành vi của bản thân.

XEM THÊM: Sa sút trí tuệ: Phát hiện bằng cách nào?

2. Cách đối phó với những thay đổi hành vi do sa sút trí tuệ

Ghi nhật ký về thời gian xảy ra thay đổi hành vi để xác định nguyên nhân. Ví dụ:

  • Hành vi thay đổi vào thời điểm cố định trong ngày
  • Hành vi thay đổi khi tiếp xúc với môi trường ồn ào hoặc lộn xộn
  • Hành vi thay đổi khi bị ép làm điều mình không muốn

Từ đó, bạn có thể tìm cách thay đổi cách đối xử, môi trường sống, dự trù thuốc trước thời gian thay đổi hành vi để làm chậm quá trình thay đổi hành vi của người bệnh theo lời khuyên của bác sĩ.

Nhật ký 1
Ghi nhật ký giúp bạn đối phó với những thay đổi hành vi do sa sút trí tuệ

Nếu đột ngột thay đổi hành vi, nguyên nhân có thể là do vấn đề sức khỏe như bị đau hoặc khó chịu do táo bón hoặc nhiễm trùng.

Một số cách biện pháp nhằm đối phó với những thay đổi hành vi do sa sút trí tuệ có thể áp dụng gồm:

  • Duy trì các hoạt động mà người bệnh yêu thích
  • Đổi mới các hoạt động như âm nhạc, khiêu vũ hát và tập thể dục thường xuyên
  • Làm người bệnh có cảm giác yên tâm
  • Tạo môi trường sống yên tĩnh, trong lành
  • Nuôi chó, mèo trong nhà để chơi với người bệnh
  • Mát xa cho người bệnh

Trở thành người chăm sóc người bị sa sút trí tuệ có thay đổi hành vi không dễ dàng. Do đó, bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình chăm sóc.

XEM THÊM: Các test đánh giá sa sút trí tuệ

3. Đối phó với thay đổi hành vi “lặp lại cùng một câu hỏi hoặc hành động”

Người bị sa sút trí tuệ không thể nhớ nhiều việc họ đã nói hoặc đã làm. Để đối phó với thay đổi hành vi “lặp lại cùng một câu hỏi hoặc hành động”, bạn cần cố gắng:

  • Khéo léo và kiên nhẫn
  • Giúp người bệnh tự tìm câu trả lời. Ví dụ, nếu họ thường xuyên hỏi thời gian, hãy mua một chiếc đồng hồ dễ đọc và để ở nơi dễ quan sát
  • Nói chuyện về những chủ đề liên quan đến sự an toàn của người bệnh như cách xử trí và tự trấn an khi bị lạc
  • Khuyến khích người bệnh nói về kỷ niệm yêu thích

4. Đối phó với thay đổi hành vi “bồn chồn, lo lắng”

Người bị sa sút trí tuệ thường xuất hiện các hành vi đi đi lại lại, đi lang thang khỏi nhà, kích động. Đây là những hành vi kéo dài không lâu. Do đó, trong thời gian xảy ra các hành vi này, bạn cần cố gắng:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ cho người bệnh
  • Xây dựng thói quen hàng ngày, trong đó có đi bộ
  • Đi dạo cùng người bệnh hoặc sử dụng các thiết bị theo dõi và báo động để đảm bảo sự an toàn
  • Đưa đồ vật có thể cầm trên tay nếu người bệnh lo lắng nhiều như chuỗi hạt, hộp đồ vật mang nhiều ý nghĩa với họ
Chế độ ăn 1
Người bị sa sút trí tuệ cần có một chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý

5. Đối phó với thay đổi hành vi “rối loạn giấc ngủ”

Người bị sa sút trí tuệ có thể thức dậy nhiều lần vào ban đêm mà không hay biết đó là ban đêm. Điều này gây khó khăn cho người chăm sóc vì gây xáo trộn giấc ngủ. Dù gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc nhưng bạn cũng nên cố gắng:

  • Để người bệnh tiếp xúc nhiều với ánh sáng ban ngày bằng cách tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời
  • Đảm bảo phòng ngủ thoải mái, cung cấp đèn ngủ hoặc rèm che ánh sáng theo nhu cầu của người bệnh
  • Hạn chế cho người bệnh uống cafe và rượu vào buổi tối

6. Đối phó với thay đổi hành vi “thường xuyên đi theo một người”

Bệnh sa sút trí tuệ khiến người bệnh cảm thấy bất an và lo lắng, từ đó đi theo bạn ở mọi nơi. Họ cũng có thể hỏi về những người đã mất, hoặc muốn đi về nhà mà không nhận ra đang ở nhà mình. Để hạn chế nguy cơ mất an toàn xảy ra, bạn cần cố gắng:

  • Có thêm một người khác đi cùng để hỗ trợ người bệnh trong lúc bạn làm việc nhà như ủi đồ hoặc nấu ăn
  • Trấn an người bệnh khi họ yêu cầu về nhà
  • Tránh nói với người bệnh về người đã mất cách đây nhiều năm. Thay vào đó, hãy nói những chuyện tốt đẹp giữa hai người tại thời điểm họ quen nhau.

7. Đối phó với thay đổi hành vi “tự ty, thờ ơ chăm sóc bản thân”

Chứng sa sút trí tuệ có thể khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi đi ra ngoài hoặc thực hiện các hoạt động khác. Điều này cho thấy người bệnh đã mất hứng thú với những người hoặc hoạt động đã từng yêu thích. Do đó, bạn cần cố gắng:

  • Nhớ rằng người bệnh có thể không mất hứng thú với hoạt động yêu thích mà đơn giản là họ gặp nhiều khó khăn hơn khi thực hiện các hoạt động đó
  • Trấn an người bệnh và đưa họ đến nơi có hoạt động yêu thích
  • Giải thích rõ về người mà họ có thể nhìn thấy tại nơi đó
mất tự tin 1
Chứng sa sút trí tuệ có thể khiến người bệnh tự ti khi đi ra ngoài

8. Đối phó với thay đổi hành vi “kích động”

Trong các giai đoạn sau, một số triệu chứng hành vi và tâm lý của chứng sa sút trí tuệ (BPSD) có thể xuất hiện, gồm có:

  • Kích động
  • La hét, nói chuyện thô tục, xúc phạm hoặc bạo lực
  • Ảo tưởng (nói về những thứ không thực tế)
  • Ảo giác (nghe hoặc nhìn thấy những thứ không tồn tại)

Điều rất quan trọng là yêu cầu bác sĩ điều trị các nguyên nhân cơ bản như:

Nếu người bị sa sút trí tuệ thường xuyên kích động, bạn nên giữ bình tĩnh và tránh tiếp xúc. Nếu không có biện pháp đối phó hiệu quả, thuốc chống loạn thần có thể được sử dụng như một cách điều trị ngắn hạn theo chỉ định của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: nhs.uk, alzheimers.org.uk

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

252 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan