Định lượng sắt huyết thanh là gì?

Sắt là 1 nguyên tố quan trọng trong hoạt động của tế bào, máu, cơ bắp... Do đó, việc làm định lượng sắt huyết thanh có vai trò quan trọng với việc chẩn đoán các bệnh lý về thiếu máu thiếu sắt. Theo dõi bài viết dưới đây để biết định lượng sắt huyết thanh là gì? Chỉ số định lượng sắt huyết thanh như thế nào là bình thường?

1. Vai trò của sắt huyết thanh

Sắt – 1 khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Được dung nạp qua chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, trong thực đơn ăn uống, lượng sắt dung nạp vào cơ thể rất ít chỉ khoảng 10%.

Sắt dung nạp ở dạng muối hoặc hidroxit của Fe3+. Khi vào cơ thể, hợp chất của sắt sẽ bị phân ly thành ion tự do, hoặc sẽ kết hợp với chất hữu cơ. Fe3+ sẽ bị chất khử từ thức ăn mà chúng ta ăn khử về dạng Fe2+ giúp quá trình hấp thu dễ dàng hơn.

Khi hấp thu vào mạch máu Fe2+ sẽ bị oxy hoá thành Fe3+, sau đó gắn với protein đặc hiệu transferrin và ceruloplasmin. Các transferrin sẽ được đưa đến tủy xương, tạo ra hemoglobin.Một phần khác được dự trữ ở dạng ferritin và hemosiderin phân bổ ở tuỷ xương, gan, ruột.

Sắt có vai trò gồm:

  • Tham gia quá trình hô hấp tế bào;
  • Tạo ra hemoglobin, myodglobin vận chuyển oxy đến các tế bào trong toàn bộ cơ thể;
  • Thành phần có trong các enzyme catalase, peroxidase/ cytocrom, Fe-S,...;

Ở mỗi người nhu cầu sắt khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Lứa tuổi;
  • Giới tính;
  • Sự phát triển của cơ thể...

Riêng ở nữ giới, nhu cầu về sắt thay đổi khi có kinh nguyệt, mang thai, nuôi con nhỏ. Nếu cơ thể không được cung cấp sắt cần thiết, sắt huyết thanh giảm dần dẫn đến thiếu sắt, thiếu máu. Nếu cung cấp nhiều sắt, cũng có thể gây hại khi cơ thể phải tích lũy nhiều sắt. Sắt tĩnh lũy nhiều có thể gây hại cho gan, tim, thận, tuỵ...

2. Định lượng sắt huyết thanh là gì?

Thông thường, khi kiểm tra hàm lượng sắt trong cơ thể, bác sĩ thường sẽ kiểm tra chỉ số định lượng sắt trong huyết thanh. Huyết thanh là dịch trong máu còn sót lại sau khi đã bỏ tế bào hồng cầu, yếu tố đông máu.

Định lượng sắt huyết thanh cho biết chỉ số sắt của bạn hiện tại là bao nhiêu, có nguy cơ thừa/thiếu sắt không. Bởi nếu thừa/thiếu sắt thì đều gây ra các ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cụ thể là lượng sắt kết hợp với transferrin có trong máu lưu thông và vận chuyển khắp cơ thể.

Hàm lượng sắt hiện diện trong máu có thể thay đổi liên tục trong ngày hoặc mỗi ngày. Do đó, định lượng sắt huyết thanh thường được làm cùng với các xét nghiệm sắt khác như:

  • Xét nghiệm khả năng gắn sắt tối ưu (TIBC);
  • Xét nghiệm khả năng gắn sắt không bão hòa (UIBC);
  • Xét nghiệm transferrin;
  • Tính toán độ bão hòa transferrin,...;

Mục đích để xác định chính xác lượng sắt có trong máu. Trường hợp cần đánh giá dự trữ sắt hiện tại, bác sĩ có thể làm thêm thử nghiệm ferritin.

Ở đối tượng bị thiếu máu, các xét nghiệm này có thể tìm ra nguyên nhân gây thiếu sắt, các bệnh cấp/mạn tính...

Ở đối tượng bị ngộ độc sắt, định lượng sắt huyết thanh giúp phân tích chính xác. Ngoài ra, định lượng sắt huyết thanh cũng có ý nghĩa trong việc sàng lọc bệnh Thalasseima – bệnh tan máu bẩm sinh.

Định lượng sắt huyết thanh là cần thiết với những trường hợp đang có các biểu hiện thừa – thiếu sắt, phục vụ mục đích chẩn đoán và điều trị.

3. Chỉ định định lượng sắt huyết thanh khi nào?

Định lượng sắt huyết thanh là phương pháp đo nồng độ sắt có trong huyết thanh máu dựa vào đo quang. Máu được lấy ở tĩnh mạch và chuyển về phòng xét nghiệm. Trước khi lấy mẫu máu để làm định lượng sắt huyết thanh bạn nên đi vào buổi sáng (tối nhất là trước 10h).

Định lượng sắt huyết thanh không phải khi nào cũng được chỉ định, mà chỉ khi có các bất thường. Lúc này, định lượng sắt huyết thanh có vai trò như thử nghiệm theo dõi khi bạn làm xét nghiệm hemoglobin, RBC, hematocrit bất thường.

Nếu nghi ngờ thiếu/ thừa sắt, thiếu máu phát triển, thì định lượng sắt huyết thanh cũng với mục đích để đánh giá chính xác. Theo đó, chỉ định định lượng sắt huyết thanh trong các trường hợp:

Có triệu chứng thiếu sắt:

Khi bị thiếu sắt giai đoạn đầu thường không có biểu hiện cũng chưa nguy hiểm cho sức khỏe. Chỉ đến khi thiếu sắt ở mức nhất định, nguồn sắt dự trữ của cơ thể cạn kiệt. Lúc này cơ thể mới có các biểu hiện như:

  • Mệt mỏi kéo dài;
  • Chóng mặt;
  • Ốm yếu;
  • Nhức đầu...

Trường hợp bị thiếu sắt nặng, bạn sẽ có biểu hiện:

  • Khó thở;
  • Đau ngực;
  • Chóng mặt;
  • Đau đầu...;

Trẻ em thiếu sắt thường có biểu hiện nhận thức kém.

Triệu chứng thừa sắt:

Định lượng sắt huyết thanh được chỉ định khi sắt trong cơ thể có dấu hiệu thừa sắt, bạn sẽ có các biểu hiện quá tải gồm:

  • Đau khớp;
  • Mất ham muốn tình dục;
  • Đau bụng;
  • Mệt mỏi, yếu;
  • Thiếu năng lượng;
  • Tim có vấn đề...;

Trong khi điều trị thiếu/ thừa sắt thì chỉ số định lượng sắt huyết thanh có thể giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị khi thực hiện định kỳ.

4. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả định lượng sắt huyết thanh

Chỉ số định lượng sắt huyết thanh cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nến bạn đang uống sắt, truyền máu hay sử dụng các thực phẩm giàu sắt, lúc này chỉ số định lượng sắt huyết thanh sẽ bị ảnh hưởng.

Bạn đang sử dụng rượu/bia/ma tuý, thuốc tránh thai... cũng làm chỉ số định lượng sắt huyết thanh tăng cao. Nếu bạn đang dùng các thuốc như:

  • Metformin;
  • Testosterone;
  • ACTH;
  • Aspirin...;

Với hàm lượng lớn thì chỉ số định lượng sắt huyết thanh sẽ giảm. Ngoài ra, một số yếu tố như:

  • Căng thẳng;
  • Thiếu ngủ;
  • ...

Cũng có ảnh hưởng đến các chỉ số định lượng sắt huyết thanh. Do đó, thường thì định lượng sắt huyết thanh không làm đơn lẻ mà thường làm cùng với các xét nghiệm khác để tăng tính chính xác của phép đo.

5. Quy trình định lượng sắt huyết thanh

Định lượng sắt huyết thanh được thực hiện tại cơ sở y tế gồm các bước như sau

  • Trước khi thực hiện:Bạn cần nhịn ăn để lấy mẫu một cách chính xác, mẫu máu cần được lấy trước 10h sáng để đảm bảo hiệu quả;
  • Trong khi thực hiện: Cán bộ y tế lấy mẫu máu ở tĩnh mạch mặt trong khuỷu tay vào ống và đưa vào phòng xét nghiệm để định lượng sắt huyết thanh;
  • Sau khi thực hiện: Nếu không có chỉ định đặc biệt, bạn có thể ra về sau khi lấy mẫu máu. Kết quả định lượng sắt huyết thanh thường có sau vài ngày.

Kết quả về chỉ số định lượng huyết thanh bình thường khi hàm lượng sắt từ 60-70mg/dl. Độ bão hoà Transferrin – một loại protein trong máu giúp vận chuyển sắt đến các bộ phận trên cơ thể từ 25- 35%, TIBC từ 240-450 mg/dl. Nếu chỉ số định lượng sắt huyết thanh thấp/cao thì đều cảnh báo các vấn đề về cơ thể.

Sắt huyết thanh cao có thể cảnh báo các vấn đề như:

  • Thiếu máu tan máu;
  • Bệnh gan: suy gan, viêm gan B, C...;
  • Ngộ độc sắt;
  • Quá tải sắt;

Nếu sắt huyết thanh thấp thì lượng tiêu thụ sắt không đủ, cảnh báo các vấn đề như:

  • Rong kinh;
  • Thiếu máu;
  • Mang thai;
  • Chảy máu đường tiêu hoá...;

Trên đây là một số thông tin về định lượng sắt huyết thanh là gì, chỉ số định lượng sắt huyết thanh. Nếu như còn thắc mắc nào khác về định lượng sắt huyết thanh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan