Điều trị viêm gan tự miễn

Bệnh viêm gan tự miễn chủ yếu xảy ra ở người lớn với tỷ lệ thấp. Vậy việc điều trị viêm gan tự miễn không có gì lo ngại nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc để chữa dứt điểm.

1. Viêm gan tự miễn có nguy hiểm không?

Viêm gan tự miễn là tình trạng viêm ở gan xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công gan. Mặc dù nguyên nhân của bệnh viêm gan tự miễn không hoàn toàn rõ ràng, một số bệnh, chất độc và các loại thuốc có thể gây ra viêm gan tự miễn dịch ở những người nhạy cảm, đặc biệt là phụ nữ.

Bệnh viêm gan tự miễn rất nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây ra các biến chứng nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, đồng thời xảy ra tình trạng về gan như xơ gan, suy gan.

2. Điều trị viêm gan tự miễn

2.1. Mục đích điều trị viêm gan tự miễn

Viêm gan tự miễn điều trị để nhằm mục đích ngăn chặn khả năng miễn dịch, ngăn chặn việc tạo ra các tế bào tấn công các tác nhân nước ngoài. Hiệu quả của trị liệu là ngăn chặn sự phá hủy các tế bào nội tạng, nhưng cũng có một tác dụng phụ - một người trở nên không thể chống lại các tác nhân nấm, truyền nhiễm và vi khuẩn.

2.2. Phương pháp điều trị viêm gan tự miễn

2.2.1 Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm gan tự miễn dịch bao gồm: Prednisone, Azathioprine (Imuran), thuốc ức chế miễn dịch khác được dùng khi không đáp ứng với prednisone, azathioprine.

Thuốc hạ huyết áp
Người bệnh viêm gan tự miễn được chỉ định một số loại thuốc giúp điều trị bệnh

Phác đồ điều trị thuốc Prednisone kết hợp với Azathioprine như sau:

  • Tuần 1: Bệnh nhân sử dụng thuốc prednisone 30mg/ngày kết hợp với Azathioprine 50mg/ngày
  • Tuần 2: Bệnh nhân sử dụng thuốc thuốc prednisone 20mg/ngày kết hợp với Azathioprine 50mg/ngày
  • Tuần 3: Bệnh nhân sử dụng thuốc prednisone 15mg/ngày kết hợp với Azathioprine 50mg/ngày
  • Tuần 4: Bệnh nhân sử dụng thuốc prednisone 15mg/ngày kết hợp với Azathioprine 50mg/ngày

Sau đó, bệnh nhân tiếp tục duy trì hai loại thuốc prednisone 10mg/ngày với azathioprine 50mg/ngày.

2.2.2. Điều trị viêm gan tự miễn theo chế độ ăn kiêng

Bệnh nhân bị viêm gan tự miễn cũng cần chế độ ăn kiêng hợp lý phù hợp để bệnh nhanh hồi phục, nếu không tuân thủ loại trừ một số sản phẩm như chất kích thích, rượu, bia, các đồ ăn nhanh sẽ làm bệnh nặng hơn.

Khi điều trị viêm gan tự miễn bệnh nhân cần tiêu thụ các thức ăn như: Cháo, đồ uống trái cây, rau củ quả xanh, các loại thịt như bò, cá ít béo, thực phẩm chứa ít mỡ

Tránh các thực phẩm lòng trắng trứng, các loại trái cây có múi, sữa tươi nguyên chất, các loại bánh kẹo ngọt nhiều đường đặc biệt sôcôla, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ.

Dinh dưỡng trong lòng trắng trứng
Người bệnh viêm gan tự miễn nên hạn chế ăn lòng trắng trứng gà

2.2.3. Ghép gan

Khi thuốc không ngăn chặn được sự tiến triển của viêm gan tự miễn thì cần phải ghép gan để thay một lá gan khỏe mạnh.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Sàng lọc Gan mật, giúp phát hiện Virus viêm gan ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:

  • Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;
  • Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;
  • Tầm soát sớm ung thư gan;
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B, C
  • Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn
  • Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật
SKTQ - khám sức khỏe tổng quát
Khám sức khỏe gan mật định kỳ giúp phát hiện và điều trị kịp thời

Để đăng ký khám và điều trị bệnh lý gan mật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan