Dị vật bàng quang có nguy hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn cùng ThS.BS Võ Thiện Ngôn - Bác sĩ Ngoại tiết niệu, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Dị vật ở bàng quang là các vật hữu hình do nguyên nhân chủ quan hay khách quan đưa các vật đó vào nằm trong bàng quang, đây là bệnh lý rất hiếm gặp.

1. Giải phẫu bàng quang

Bàng quang là một túi chứa nước tiểu nằm ngay sau khớp mu. Khi rỗng, bàng quang nấp toàn bộ sau khớp mu, nhưng khi đầy nước tiểu nó v­ượt lên trên khớp mu, có khi tới sát rốn.

Bàng quang được cấu tạo gồm 4 lớp, từ trong ra ngoài gồm: lớp niêm mạc, lớp hạ niêm mạc, lớp cơ, lớp thanh mạc. Trong đó lớp hạ niêm mạc rất lỏng lẻo làm cho lớp cơ và lớp hạ niêm có thể trượt lên nhau.

Cơ bàng quang gồm 3 lớp: lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ chéo ở giữa và lớp cơ dọc ở ngoài.

Bình thường, dung tích bàng quang khoảng 300 - 500ml. Trong một số trường hợp bệnh lý, dung tích bàng quang có thể tăng tới hàng lít lúc đó khám lâm sàng thấy cầu bàng quang, hay dung tích bàng quang bị giảm (bàng quang bé).

Lòng bàng quang được che phủ bởi một lớp niêm mạc. Bàng quang được nối thông với bể thận bởi 2 niệu quản. Hai lỗ niệu quản tạo với cổ bàng quang gọi là tam giác bàng quang. Đư­ờng gờ cao nối 2 lỗ niệu quản là gờ liên niệu quản, một mốc giải phẫu quan trọng khi tìm lỗ niệu quản. ở phía dưới, bàng quang được mở thẳng ra ngoài bằng niệu đạo. ở nam giới, niêm mạc niệu đạo tuyến tiền liệt và niêm mạc bàng quang cùng bản chất.

chụp bàng quang
Bàng quang là bộ phận quan trọng trong hệ tiết niệu

2. Nguyên nhân dị vật bàng quang

Dị vật bàng quang có nguy hiểm không? nó xảy ra có thể do tai biến hay vô tình của bác sĩ. Đó có thể là các dụng cụ y khoa như chỉ phẫu thuật sót lại; mảnh vỡ của bóng Foley (bóng cố định ống thông tiểu); stent (giá đỡ) niệu quản quá hạn bị bỏ quên; các loại dụng cụ đặt nong niệu đạo, vòng tránh thai, đinh bấm trong phẫu thuật. Nguyên nhân thường là do bác sĩ dặn dò bệnh nhân không rõ hoặc bệnh nhân quên không tái khám. Những người trong bàng quang có dị vật cao nhất là người có tiền căn phẫu thuật trên hệ niệu hoặc các cơ quan kế cận như mổ sỏi thận, sỏi niệu quản, bướu tử cung...

Ngoài ra dị vật bàng quang còn xảy ra do chính bệnh nhân đưa vào, đó là những người rối loạn tâm thần (tâm thần phân liệt, hoang tưởng tự hại); thử nghiệm tình dục; thủ dâm;...

Do niệu đạo nam dài, có nhiều đoạn giải phẫu cho nên các dị vật thường mắc lại niệu đạo hay bàng quang.

Dị vật: Tóc, sợi dây kim loại, sonde tiểu, đỉa, vắt.

Sinh vật ngoại lai: Đỉa, vắt.

Mổ nôi soi diều trị sỏi niệu đạo
Những người có tiền sử mổ sỏi thận tăng nguy cơ có dị vật trong bàng quang

3. Chẩn đoán

Triệu chứng cơ năng

  • Sau một can thiệp nội, ngoại khoa vào bàng quang, niệu đạo, thận, niệu quản...
  • Bí tiểu, tiểu máu.
  • Dị vật có 1 đầu thò ra từ miệng sáo.
  • Đau hạ vị, đau vùng tầng sinh môn- dương vật...

Triệu chứng toàn thân

  • Bệnh nhân tâm thần: Hoang tưởng, trầm cảm.
  • Bệnh nhân: Lo sợ, hoảng hốt.

Triệu chứng thực thể

  • Dương vật cương đau, miệng sáo chảy máu...
  • Miệng sáo có thể thấy 1 đầu của dị vật.
  • Sờ niệu đạo có thể thấy tính chất của dị vật: Tròn hay dẹt, cứng hay mềm...
bí tiểu
Bí tiểu có thể là dấu hiệu của tình trạng bàng quang có dị vật

  • Cầu bàng quang.
  • Dị vật gây thủng bàng quang: Dấu hiệu viêm phúc mạc nước tiểu...
  • Khám trực tràng: Xem tổn thương tuyến tiền liệt, cổ bàng quang, túi cùng Douglas.
  • Khám sức khỏe tâm thần.

Triệu chứng cận lâm sàng

  • Chụp X-quang: hình ảnh dị vật cản quang trong bàng quang, niệu đạo.
  • Siêu âm ổ bụng: Hình ảnh dị vật trong lòng bàng quang, có thể kèm tổn thương thành bàng quang, máu cục bàng quang kèm theo...
  • Chụp cắt lớp tiểu khung chỉ dùng cho những trường hợp khó.

4. Điều trị

Chấn an bệnh nhân, an thần liệu pháp cho bệnh nhân.

Lấy bỏ dị vật ra khỏi niệu đạo, bàng quang và hạn chế tổn thương- sang chấn thứ phát cho bàng quang- niệu đạo.

Xử lý tổn thương niệu đạo, bàng quang nếu có.

Nếu dị vật nhỏ: Nội soi niệu đạo, bàng quang gắp dị vật ra ngoài.

Nếu dị vật lớn: Mở bàng quang lấy dị vật.

Xử trí: Sonde tiểu không rút ra khỏi niệu đạo do đặt lâu ngày cần hết sức thận trọng, từ từ, không được nóng vội. Nếu bạn là nhân viên y tế thì sẽ làm như sau:

  • Đẩy sonde tiểu sâu vào bàng quang.
  • Bơm thêm nước ấm vào cớp bóng cố định, làm vỡ bóng rồi xoay sonde để rút ra ngoài.
  • Đặt JJ luồn theo đường đi của cớp bóng cố định: Làm thông đường để hút bỏ nước trong cớp bóng cố định hoặc chọc thủng bỏ bóng.

Tránh động tác cắt bỏ các đầu sonde niệu đạo, sẽ gây nguy cơ sonde chui vào lòng bàng quang.

Mổ nội soi tán sỏi niệu đạo bằng laser là phương pháp điều trị hiện đại nhất hiện nay
Nội soi niệu đạo, bàng quang được chỉ định đối với trường hợp có dị vật nhỏ

5. Cách phòng ngừa

Tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị của bác sĩ ngoại khoa, nếu có làm phẫu thuật thì phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ tái khám định kỳ. Nếu thấy có triệu chứng liên quan đến đường tiểu nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị tích cực.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan