Dị ứng với tinh trùng là gì? Làm thế nào để biết mình có bị dị ứng tinh trùng hay không?

Tình trạng dị ứng tinh dịch rất hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng thường gặp là ngứa, rát hoặc sưng tấy trong vòng vài phút đến một giờ sau khi tiếp xúc với tinh dịch.

1. Dị ứng tinh dịch là gì?

Dị ứng tinh dịch còn được gọi là quá mẫn huyết tương ở người (HSP). Đây là một phản ứng dị ứng với các protein có trong hầu hết tinh trùng của nam giới. Tình trạng dị ứng tinh dịch hiếm gặp, thường phổ biến hơn ở phụ nữ, ảnh hưởng đến hơn 400.000 phụ nữ Mỹ. Hiện nay, vẫn chưa xác định được tình trạng này có ảnh hưởng đến những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới hay không.

Các nghiên cứu cho thấy bạn có thể bị dị ứng với tinh dịch của chính mình. Khi điều này xảy ra, nó được gọi là hội chứng bệnh sau cực khoái.

2. Dấu hiệu dị ứng tinh dịch

Rất hiếm khi xảy ra tình trạng dị ứng tinh dịch. Các triệu chứng thường gặp là ngứa, rát hoặc sưng tấy trong vòng vài phút đến một giờ sau khi tiếp xúc với tinh dịch. Các triệu chứng khác bao gồm phát ban, chóng mặt hoặc khó thở.

Tuy nhiên, ngay cả khi bạn phát ban hoặc ngứa ngáy sau khi quan hệ, thì rất khó có thể là do dị ứng tinh trùng (còn được gọi là quá mẫn huyết tương ở người). Những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo, phản ứng với một chất kích thích khác hoặc dị ứng hoàn toàn.

Âm đạo ngứa
Bạn cảm thấy ngứa ngáy sau khi quan hệ không hẳn là do dị ứng tinh trùng

Dị ứng tinh trùng thực sự cũng không đặc hiệu cho một tình trạng nào cụ thể: Phụ nữ có phản ứng dị ứng với tinh dịch của bạn tình thường có cùng vấn đề với tinh dịch của nam giới khác.

Dị ứng tinh trùng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh nhưng các triệu chứng của bệnh có thể khiến việc thụ thai khó khăn hơn nhiều. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm có thể là lựa chọn giúp bạn có khả năng mang thai.

Bạn có thể bị phản ứng dị ứng với tinh dịch cùng các biểu hiện kèm theo như sưng tấy, ngứa, đau. Đối với phụ nữ, các triệu chứng thường xảy ra trên âm hộ hoặc bên trong ống âm đạo. Đối với nam giới, các triệu chứng có thể xảy ra trên trục hoặc vùng da phía trên bộ phận sinh dục.

Điều đó có nghĩa rằng, các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào tiếp xúc với tinh dịch, chẳng hạn như:

  • Tay
  • Mồm
  • Ngực
  • Hậu môn
Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ
Dị ứng tinh dịch có thể gây sốc phản vệ

Phản ứng dị ứng với tinh dịch thường diễn biến cục bộ, nhưng một số trường hợp có thể xuất hiện các triệu chứng gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Ví dụ, những người đàn ông bị dị ứng với tinh dịch của chính mình có thể bị mệt mỏi nghiêm trọng, cảm giác nóng dữ dội và trạng thái giống như cảm cúm ngay sau khi xuất tinh.

Nhìn chung, các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng 20 đến 30 phút sau khi tiếp xúc tinh dịch. Những tác động này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.

Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng tinh dịch có thể gây sốc phản vệ. Các triệu chứng phản vệ thường xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Các triệu chứng sốc phản vệ bao gồm:

  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Sưng lưỡi hoặc cổ họng
  • Mạch nhanh, yếu
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy

3. Nguyên nhân dị ứng tinh dịch

protein
Nguyên nhân chủ yếu dị ứng tinh dịch là do protein trong tinh trùng của đàn ông

Dị ứng tinh dịch chủ yếu do protein được tìm thấy trong tinh trùng của đàn ông. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng một số loại thuốc hoặc chất gây dị ứng thực phẩm được tìm thấy trong tinh trùng có thể gây ra các triệu chứng. Ngoài quan hệ tình dục không được bảo vệ, các yếu tố nguy cơ đối với HSP không rõ ràng.

Dị ứng tinh dịch có thể phát triển ở những phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng nào trước đó sau khi tiếp xúc với dịch tinh. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng này với một bạn tình chứ không phải bạn tình khác.

Mặc dù dị ứng tinh dịch có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng nhiều phụ nữ cho biết rằng các triệu chứng của họ bắt đầu từ đầu những năm 30 tuổi. Nghiên cứu cho thấy rằng nhiều phụ nữ mắc chứng rối loạn này cũng bị viêm âm đạo tái phát trước khi được chẩn đoán.

4. Chẩn đoán dị ứng tinh dịch

Bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường sau khi tiếp xúc với tinh dịch. Hiện nay, những nghiên cứu về dị ứng tinh dịch - HSP còn nhiều hạn chế. Điều này dễ gây nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán bệnh với một số tình trạng bệnh khác, chẳng hạn như:

Nếu bạn vẫn còn cảm thấy lo lắng về tình trạng của bản thân, hãy yêu cầu bác sĩ đặt lịch chọc da hoặc xét nghiệm trong da.

Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ cần một mẫu tinh dịch của bạn tình. Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ, pha loãng mẫu này dưới da của bạn. Nếu các triệu chứng xuất hiện, bác sĩ có thể chẩn đoán HSP. Nếu xét nghiệm không kích hoạt các triệu chứng, bác sĩ có thể lấy máu hoặc tiến hành xét nghiệm chẩn đoán khác.

5. Điều trị dị ứng tinh dịch

Điều trị dị ứng tinh dịch nhằm mục đích giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các triệu chứng. Cách tốt nhất là đeo bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục. Nam giới bị dị ứng với tinh dịch của mình cũng nên đeo bao cao su khi thủ dâm, mặc dù điều này có thể không ngăn ngừa một số triệu chứng toàn thân.

5.1. Giải mẫn cảm

Nếu bạn không muốn đeo bao cao su, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn giải mẫn cảm. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng hoặc miễn dịch học sẽ đặt dung dịch tinh dịch loãng vào bên trong âm đạo hoặc lên dương vật của bạn cứ sau 20 phút hoặc lâu hơn. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi bạn có thể chịu được việc tiếp xúc với tinh dịch không pha loãng mà không gặp phải các triệu chứng.

Sau khi giải mẫn cảm ban đầu, cần tiếp xúc nhất quán để duy trì khả năng chịu đựng của bạn. Ví dụ, những người bị dị ứng với tinh dịch của bạn tình sẽ phải quan hệ sau 48 giờ.

5.2. Sử dụng thuốc

Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên dùng thuốc kháng histamin không kê đơn trước bất kỳ hoạt động tình dục nào. Điều này có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng của bạn, đặc biệt nếu bạn hoặc bạn tình của bạn chọn không sử dụng bao cao su để ngăn ngừa phơi nhiễm.

Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên mang theo EpiPen. Bạn nên tiêm thuốc này khi có dấu hiệu đầu tiên của các triệu chứng nghiêm trọng, và sau đó tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Sử dụng thuốc kháng histamin
Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên dùng thuốc kháng histamin giúp giảm thiểu các triệu chứng của bạn

6. Dị ứng tinh dịch có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không?

Dị ứng tinh dịch có thể khiến một số phụ nữ khó thụ thai. Mặc dù dị ứng không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, nhưng các triệu chứng của nó có thể cản trở khả năng quan hệ tình dục của bạn.

Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng thuốc hoặc sử dụng biện pháp giải mẫn cảm để giảm bớt các triệu chứng. Nhưng nếu bạn muốn thụ thai và quan hệ không phải là một lựa chọn, bác sĩ có chỉ định bạn thực hiện thụ tinh trong tử cung (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Trong cả hai trường hợp, tinh trùng của bạn tình của bạn sẽ được rửa sạch protein trước khi được tiêm. Điều này có thể giúp ngăn ngừa phản ứng dị ứng. Tỷ lệ thành công sẽ khác nhau đối với IUI và IVF, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ về sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Với IVF, khoảng 20 đến 35% phụ nữ có cơ hội mang thai sau một chu kỳ. Với IUI, khoảng 5-15% phụ nữ có cơ hội thụ thai sau một chu kỳ.

7. Các biến chứng khác có thể xảy ra không?

Vô sinh thứ phát có chữa được không?
Bạn nên gặp chuyên gia tư vấn nếu chứng rối loạn này khiến bạn khó thân mật với bạn đời

Dị ứng tinh dịch có thể gây sốc phản vệ nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng. Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn bắt đầu gặp phải các biểu hiện như:

  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Sưng lưỡi hoặc cổ họng
  • Mạch nhanh, yếu
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Dị ứng tinh dịch cũng có thể có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ của bạn. Nếu chứng rối loạn này khiến bạn khó thân mật với bạn đời thì bạn nên tham gia vào liệu pháp dành cho cặp đôi. Chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn và bạn đời điều hướng chẩn đoán này và khám phá các lựa chọn khác cho sự thân mật. Hiện vẫn chưa rõ dị ứng này có thể di truyền sang thế hệ sau hay không?

Dị ứng tinh dịch là một tình trạng hiếm gặp, giống như bất kỳ dị ứng nào, dị ứng tinh dịch có thể phát triển hoặc mất dần theo thời gian. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng của bệnh, điều quan trọng là bạn phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Nếu không được điều trị, dị ứng tinh dịch có thể làm gián đoạn đời sống tình dục và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Bác sĩ sẽ làm việc cùng bạn để đưa ra một kế hoạch kiểm soát các triệu chứng, cũng như thảo luận về các lựa chọn của bạn để lên kế hoạch hóa gia đình.

thụ tinh trong ống nghiệm
Nếu bạn nhạy cảm nặng với tinh dịch nên lựa chọn các phương pháp như thụ tinh trong ống nghiệm để làm giảm phản ứng dị ứng với tinh dịch

Điều trị để làm giảm phản ứng dị ứng với tinh dịch của bạn tình có thể cho phép bạn thụ thai tự nhiên. Nếu bạn nhạy cảm nặng với tinh dịch, thụ tinh trong tử cung - sử dụng tinh trùng được rửa sạch không có protein trong tinh dịch để ngăn phản ứng - hoặc thụ tinh trong ống nghiệm là những sự lựa chọn hữu ích.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org, babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

39.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan