Dị ứng kích thích hen suyễn

Có rất nhiều tác nhân có khả năng kích thích các cơn hen suyễn, chẳng hạn như các chất gây kích ứng trong môi trường. Khi tiếp xúc với những chất này, một số triệu chứng của hen suyễn có thể xảy ra, bao gồm khó thở, ho, hắt hơi, hoặc thở khò khè.

1. Máy làm ẩm không khí

Chúng ta thường sử dụng máy tạo độ ẩm để làm mát và lọc sạch các mùi khó chịu trong không khí. Tuy nhiên, những loại máy này chính là tác nhân kích hoạt các cơn hen suyễn, gây ra các triệu chứng như hắt hơi, và thở khò khè. Bên cạnh đó, việc sử dụng máy làm ẩm không khí trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do độ ẩm.

Đối với những loại máy tạo độ ẩm không được vệ sinh định kỳ sẽ có nhiều loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển, hơi nước từ máy sẽ tỏa ra và mang theo những loại vi khuẩn này vào không khí, sau đó chúng sẽ xâm nhập vào hệ hô hấp của con người và gây ra một số căn bệnh về đường hô hấp.

2. Sơn

Thực tế, mùi sơn có thể kích hoạt cơn hen suyễn và dị ứng. Do đó, bạn nên tìm các loại sơn không chứa các hợp chất hữu cơ dễ bị bay hơi, chẳng hạn như VOC (volatile organic compounds) và các hóa chất độc hại khác.

Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm sơn đã được chứng nhận là an toàn đối với người bị hen suyễn bởi Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ.

sơn kích thích hen suyễn
Mùi sơn có thể kích hoạt cơn hen suyễn và dị ứng

3. Trái cây

Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với phấn hoa, hay cỏ dại trong không khí, khả năng cao bạn đã bị mắc hội chứng dị ứng miệng (Oral Allergy syndrome – OAS). Ngoài ra, một số loại trái cây cũng có thể đem lại một vài phiền phức nhất định đối với tình trạng sức khỏe của bạn. Điều này xuất phát từ việc cơ thể bị nhầm lẫn một số hóa chất tự nhiên có trong các loại quả như táo, lê, chuối, đào với các loại phấn hoa gây dị ứng. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác ngứa miệng và họng.

Trong một số trường hợp cụ thể, phản ứng dị ứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, vì vậy bạn nên đến khám bác sĩ nếu có biểu hiện bắt đầu ngứa ran sau khi ăn một lượng nhỏ trái cây.

4. Thuốc giảm đau

Hầu hết những người bị mắc bệnh hen suyễn đều có thể sử dụng aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khi bị đau đầu hoặc đau lưng. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy, có khoảng 3-5% các trường hợp mắc bệnh về hô hấp, đặc biệt là hen suyễn bị nhạy cảm với aspirin. Điều này có nghĩa là việc sử dụng aspirin hoặc NSAID có thể kích hoạt và làm trầm trọng hơn cơn hen suyễn. Những người bị hen suyễn nên sử dụng thuốc giảm đau acetaminophen để thay thế cho các loại thuốc giảm đau khác.

5. Gia vị

Tỏi, quế, thì là, thảo quả, cùng một số loại gia vị khác có thể giúp tăng thêm hương vị cho nhiều món ăn đơn điệu. Tuy nhiên, đối với một số người khi sử dụng chúng có thể xảy ra phản ứng dị ứng.

Bên cạnh đó, một số loại gia vị cũng được dùng trong ngành sản xuất mỹ phẩm, nhưng không phải lúc nào nhà sản xuất cũng ghi rõ các thành phần trên nhãn dán, vì vậy khó có thể tránh khỏi dị ứng khi sử dụng chúng. Đặc biệt, quế và tỏi là hai tác nhân hàng đầu gây ra các tình trạng dị ứng. Nhìn chung, loại gia vị nào càng nóng thì phản ứng dị ứng càng mạnh.

gia vị
Một số loại gia vị thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng cho người dùng

6. Rượu

Một số người có thể bị dị ứng với các chất phụ gia thực phẩm, chẳng hạn như sulfites có trong rượu vang, và nitrat có trong các loại thịt đã được chế biến. Đối với sulfites, chúng có thể gây ra các cơn hen ở những người nhạy cảm với loại hóa chất này.

Mặt khác, nitrat thường có xu hướng gây ra phát ban và ngứa. Nếu bạn có nguy cơ dễ bị dị ứng với các chất phụ gia thực phẩm, bạn nên tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm hay đồ uống có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

7. Lò sưởi

Vào mùa đông, nhiều người thường sử dụng lò sưởi để làm ấm cơ thể, hoặc phòng ngủ. Thật không may, lò sưởi có thể tỏa ra khí đốt, và làm kích hoạt cơn hen suyễn hoặc dị ứng của bạn. Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng, những người bị hen suyễn không nên sử dụng lò sưởi truyền thống mà nên chuyển sang sử dụng gas hoặc propan.

8. Bể bơi

Một số người nhạy cảm với clo, hoặc có các phản ứng da mức độ nhẹ với chúng, mặc dù đây không phải là tình trạng dị ứng thực sự. Ngoài ra, việc dành nhiều thời gian trong bể bơi chứa nhiều clo, và bồn tắm nước nóng có thể khiến bạn dễ bị hen suyễn hoặc các phản ứng dị ứng khác.

Nguyên nhân da bắt nắng sau khi bơi
Thành phần Clo trong nước bể bơi có thể khiến bạn dễ bị hen suyễn

9. Vật liệu xây dựng

Nhiều vật liệu được sử dụng trong xây dựng nhà cửa, bao gồm thạch cao, vách thạch cao, gỗ, sàn vinyl, sơn và giấy dán tường có thể giải phóng ra các hợp chất hữu cơ dễ bị bay hơi (VOC) không tốt cho những người mắc bệnh hen suyễn. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:

  • Che chắn phần không khí còn lại trong nhà khỏi khu vực đang được tu sửa bằng một tấm nhựa. Không khí sẽ thoát ra khỏi không gian được tu sửa trong vài tuần sau đó.
  • Nên mặc quần áo bảo hộ nếu bạn đang thực hiện một dự án DIY (do it yourself – tự tay làm lấy). Trong một số trường hợp nhất định, bạn có thể phải tránh sống trong không gian đang tiến hành cải tạo.

10. Cây thông Noel

Cây thông khi được trồng ở ngoài trời thường tích tụ các chất gây dị ứng ở bên trong nó, chẳng hạn như phân bón, phấn hoa, và nấm mốc. Vì vậy, bạn cần phải rửa kỹ cành cây bằng nước và để khô trước khi đưa vào bên trong nhà để trang trí. Ngoài ra, bạn cũng không nên để cây thông quá một tuần bên trong nhà.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan