Đau ngực

Bài viết được viết bởi ThS, BS. Lê Thị Thanh Hương, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Đau ngực là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý từ thành ngực, phổi, màng phổi, dạ dày đến các vấn đề nghiêm trọng của bệnh lý tim mạch... Do đó, việc tìm hiểu về triệu chứng này có khả năng giúp bạn sớm có biện pháp đối phó ngay từ đầu, đồng thời hạn chế phát sinh biến chứng nguy hiểm

1. Các nguyên nhân gây đau ngực

Triệu chứng đau ngực liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Các bệnh lý này được phân loại thành 4 nhóm chính gồm:

1.1. Do các bệnh tim mạch

Phần lớn trường hợp, những cơn đau tức ngực có mối liên hệ mật thiết với các bệnh về tim. Có thể kể đến như:

  • Đau ngực có thể là dấu hiệu của một số bệnh tim mạn tính: Bệnh cơ tim phì đại, Hở van hai lá...
  • Đau ngực cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm biểu hiện một số bệnh tim cấp tính: Viêm màng ngoài tim, Tăng áp động mạch phổi và đặc biệt nghiêm trọng đối với các bệnh tim tối cấp: Viêm cơ tim, Nhồi máu cơ tim, Bóc tách động mạch chủ, vì khả năng tử vong cao.
    • Viêm cơ tim: tình trạng này có thể dẫn đến cơn đau giữa ngực và dần lan rộng sang hai bên, kèm theo những biểu hiện tim đập nhanh, khó thở, sốt...
    • Nhồi máu cơ tim: tình trạng huyết khối hình thành trong mao mạch gây cản trở máu chảy về tim có khả năng gây nên các cơn đau thắt ngực trái, kèm theo đó là triệu chứng rối loạn nhịp tim, đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi...
    • Bóc tách động mạch chủ: người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội ở vùng dưới xương ức, thở gấp, lú lẫn... do thiếu máu cục bộ bởi sự tách rời của các lớp mô tại động mạch chủ. Tình trạng này có rủi ro cao trực tiếp dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

1.2. Do các bệnh về phổi – màng phổi

Bên cạnh tim, những vấn đề phát sinh ở hệ hô hấp, chủ yếu là phổi, cũng có khả năng ảnh hưởng đến lồng ngực gây đau ngực. Các bệnh lý này có thể gồm:

  • Hen suyễn
  • Viêm phổi
  • Xẹp phổi
  • Lao phổi
  • Thuyên tắc phổi
  • Viêm màng phổi

Đau tức ngực khó thở là triệu chứng điển hình cho trường hợp này. Vị trí đau có thể xuất phát từ giữa ngực và nhanh chóng mở rộng sang một hoặc cả hai bên. Ngoài ra, cơn đau thắt ngực thường sẽ đi chung với một số biểu hiện phổ biến khác như nhịp tim đập nhanh, ho nhiều (có thể có đờm hoặc ho ra máu), sốt, ớn lạnh...

Hen suyễn
Bệnh lý hen suyễn có thể gây tình trạng đau ngực cho bệnh nhân

1.3. Do các vấn đề của đường tiêu hóa

Thông thường, những vấn đề sức khỏe ở cơ quan tiêu hóa chỉ gây đau ở bụng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, phạm vi đau nhức có thể mở rộng đến cả lồng ngực.

  • Phổ biến nhất là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm dạ dày.
  • Đôi khi gặp trong các trường hợp: rối loạn co thắt thực quản, viêm tuỵ...

1.4. Do bệnh lý của thành ngực hoặc một số bệnh lý tiềm ẩn khác

  • Căng cơ hoặc viêm gân quanh xương sườn rất dễ kéo theo tình trạng đau tức ngực dai dẳng. Ngoài ra, sự hiện diện của cơn đau tại đây còn có khả năng đến từ vấn đề ở xương sườn, bao gồm cả nứt và gãy xương.
  • Mặt khác, nhiều bác sĩ cho rằng tình trạng đau nhói ngực phải do viêm khớp sụn sườn và đau ngực do bệnh lý tim mạch có phần tương đồng nên dễ bị nhầm lẫn.
  • Ngoài ra, cảm giác đau ngực đôi khi còn bắt nguồn từ bệnh zona thần kinh (giời leo). Trong trường hợp này, cơn đau có thể xuất hiện dọc theo ngực hoặc lưng trước khi người bệnh nổi ban.
  • Mặt khác, sự xuất hiện đột ngột của các cơn hoảng loạn, rối loạn lo âu (panic attack) cũng dễ kéo theo hàng loạt triệu chứng khó chịu như đau ngực, đau bụng, tăng nhịp tim, ớn lạnh, run rẩy, hụt hơi...

Vì vậy, dù tác nhân đứng sau là gì, người bệnh vẫn nên sớm đến bệnh viện kiểm tra nhằm hạn chế phát sinh biến chứng ngoài ý muốn.

2. Triệu chứng đau ngực có nguy hiểm không?


Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị đau ngực, đặc biệt là người cao tuổi và những đối tượng có nhiều thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng... Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà cả cuộc sống của người bệnh cũng phải gánh chịu tác động nặng nề. Ngoài ra, có quá nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến triệu chứng đau ngực. Vì vậy, bác sĩ khuyến nghị mọi người nên mau chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, thậm chí là cấp cứu nếu cơ thể bộc lộ bất kỳ dấu hiệu nào như sau:Dấu hiệu điển hình gồm:

  • Khó chịu vùng ngực: nghẹn, đè nặng, xoắn vặn, đau vùng giữa ngực trên vài phút;
  • Đau lan: lên vai, cánh tay, hàm dưới, sau lưng hoặc thượng vị;
  • Dấu hiệu khác: khó thở, vã mồ hôi, tái xanh, buồn nôn, đau đầu, lơ mơ, không tỉnh táo.
Ngủ ngáy kèm đau thắt ngực vào ban đêm là triệu chứng của OSA
Đau ngực có nhiều tính chất đau khác nhau tùy thuộc vào bệnh cảnh của người bệnh

Ở phụ nữ, người lớn tuổi, tiểu đường, đôi khi không có các dấu hiệu đau ngực điển hình trên, mà chỉ biểu hiện triệu chứng:

  • Đau vùng ngực, nóng rát hoặc khó tiêu đầy hơi;
  • Khó chịu vùng lưng, cằm, cổ hoặc vai;
  • Khó thở;
  • Nôn hoặc buồn nôn.

Bên cạnh đó, khi cơn đau thắt ngực đột ngột phát sinh không rõ nguyên nhân, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì cơ địa mỗi người là khác nhau, nên việc tham vấn y khoa có thể giúp bạn lựa chọn giải pháp đối phó phù hợp nhất.

3. Bạn cần làm gì khi bị đau ngực?

Khi bệnh nhân có các dấu hiệu đau ngực nguy hiểm, cần:

  • Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi và gọi cấp cứu 115 hoặc số đơn vị cấp cứu gần nhất (nếu có);
  • Gọi hỗ trợ từ những người xung quanh, nhờ lấy túi sơ cứu và máy sốc điện tự động (AED) (nếu khu vực đang cấp cứu có trang bị);
  • Cho bệnh nhân nhai và nuốt viên Aspirin (thường có trang bị trong túi sơ cứu), nếu nạn nhân không dị ứng với Aspirin, và hiện không có chảy máu nghiêm trọng và không có dấu hiệu đột quỵ;
  • Nếu bệnh nhân hôn mê, không đáp ứng cần tiến hành hồi sinh tim phổi – CRP (Xin xem thêm bài Hướng dẫn Cấp cứu hồi sinh tim phổi cơ bản).

Đối với các triệu chứng đau ngực khác, dù là không có các biểu hiện nguy hiểm kể trên bạn không nên cố gắng tự chẩn đoán và dùng thuốc, mà nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy vào nguyên nhân gây đau mà bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều liệu trình điều trị khác nhau cho từng trường hợp.

4. Các biện pháp giúp phòng ngừa hạn chế tình trạng đau ngực


Nhìn chung, những vấn đề sức khỏe trên có thể được phòng ngừa bằng cách cải thiện lối sống hàng ngày. Sự thay đổi này có thể bao gồm:

  • Rèn luyện thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với nhiều rau củ quả và trái cây, hạn chế dầu mỡ cũng như ăn mặn
  • Hạn chế hoặc tránh xa bia rượu
  • Bỏ thuốc lá
Khám sàng lọc tim mạch, khám bệnh
Định kỳ kiểm tra sức khỏe tại cơ sở y tế uy tín giúp người bệnh phòng tránh và được phát hiện điều trị kịp thời bệnh lý

Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên để phát hiện sớm những vấn đề về sức khỏe, can thiệp kịp thời. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan