Đau thắt ngực biến thể (Prinzmetal): Những điều cần biết

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Công Hòa - Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Đau thắt ngực kiểu Prinzmetal hiếm gặp (chiếm khoảng 2%) và thường xảy ra ở những bệnh nhân trẻ. Khi bị đau thắt ngực kiểu Prinzmetal, người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện các cơn đau và khó chịu khi nghỉ ngơi, vào ban đêm hoặc sáng sớm. Mức độ đau có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và thuyên giảm nếu được điều trị bằng thuốc.

1. Lịch sử ra đời

Năm 1768, tiến sĩ William Heberden là người đầu tiên mô tả về cơn đau thắt ngực điển hình do bệnh mạch vành. Nguyên nhân gây ra các cơn đau thắt ngực ban đầu được xác định là do các động mạch vành bị hẹp tắc. Cơn đau này được kích hoạt bởi các hoạt động gắng sức như tập thể dục và thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng nitroglycerin .

Đến năm 1959, Tiến sĩ Myron Prinzmetal mô tả 1 loại đau thắt ngực khác, thường xảy ra khi không tập thể dục/ gắng sức và tại thời điểm nhất định trong ngày như ban đêm nên thường đánh thức người bệnh khỏi giấc ngủ. Cơn đau thắt ngực biến thể này khác với cơn đau thắt ngực cổ điển được Tiến sĩ Heberden mô tả ở chỗ nó xuất hiện do co thắt mạch vành từng đợt. Các động mạch vành thường không bị tắc bởi các quá trình bệnh lý như xơ vữa động mạch, hẹp tắc mạch hoặc bóc tách tự phát (các vết rách ở thành động mạch vành).

Nguyên nhân của chứng đau thắt ngực biến thể (Prinzmetal) là do co thắt động mạch vành vì tiếp xúc với thời tiết lạnh; Stress; Thuốc làm co thắt hoặc thu hẹp mạch máu; Hút thuốc; Sử dụng cocaine hoặc cà phê.

2. Dịch tễ học

Đau thắt ngực kiểu Prinzmetal hiếm gặp (chiếm khoảng 2%) và thường xảy ra ở những bệnh nhân trẻ. Hiện nay, tỷ lệ hoặc tần suất bệnh vẫn chưa được chắc chắn do vẫn còn những chẩn đoán sai hoặc nhầm lẫn với các tình trạng đau thắc ngực khác.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, dân số Nhật Bản và Châu Á có nguy cơ phát triển chứng đau thắt ngực kiểu Prinzmetal cao hơn gấp 3 lần so với nhóm dân số da trắng. Tuổi trung bình xuất hiện cơn đau thắt ngực kiểu Prinzmetal là khoảng 40-50, trong đó phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

3. Cơ chế bệnh sinh của đau thắt ngực kiểu Prinzmetal

Cơn đau thắt ngực kiểu Prinzmetal gây ra bởi sự co thắt khu trú hoặc lan tỏa của động mạch vành dẫn đến tắc nghẽn mức độ cao. Bệnh nhân có thể cảm thấy bị thiếu máu cơ tim thoáng qua hoặc nhồi máu cơ tim nếu các cơn đau thắt ngực kiểu Prinzmetal cứ kéo dài.

Theo nghiên cứu, tăng phản ứng cơ trơn mạch máu được cho là điểm mấu chốt của cơ chế bệnh sinh đau thắt ngực kiểu Prinzmetal. Tình trạng này có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh không gắng sức, không tập thể dục cường độ cao hoặc mắc các bệnh lý trước đó.

Đặc biệt, đau thắt ngực kiểu Prinzmetal cũng có thể xảy ra cả với những người có mạch vành bình thường. Tuy nhiên, sẽ phổ biến hơn ở người có các mảng xơ vữa với mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Các nghiên cứu trên động vật và lâm sàng đã cho thấy sự tăng phản ứng cơ trơn mạch vành là yếu tố chính trong cơ chế bệnh sinh của co thắt động mạch vành. Các quan sát quan trọng bao gồm:

  • Nhiều chất co mạch đã được sử dụng để gây co thắt mạch vành như: Acetylcholine, Serotonin, Histamin, Noradrenaline và Dopamine;
  • Thuốc đối kháng thụ thể (ketanserin và prazosin);
  • Tăng nhạy cảm với canxi của với cơ tim.
Cơn đau thắt ngực
Đau thắt ngực kiểu prinzmetral thường xảy ra ở người trẻ tuổi

3. Các triệu chứng của đau thắt ngực kiểu Prinzmetal

Khi bị đau thắt ngực kiểu Prinzmetal, người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện các cơn đau và khó chịu khi nghỉ ngơi, vào ban đêm hoặc sáng sớm. Mức độ đau có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và thuyên giảm nếu được điều trị bằng thuốc.

4. Chẩn đoán đau thắt ngực kiểu Prinzmetal

Có 3 yếu tố cốt lõi thiết lập chẩn đoán đau thắt ngực kiểu Prinzmetal gồm:

  • Đau thắt ngực đáp ứng với nitrat: Thường xảy ra trong giai đoạn tự phát, với ít nhất 1 trong những biểu hiện sau:
  • Đau khi nghỉ ngơi hoặc không gắng sức, đặc biệt là giữa đêm và sáng sớm;
  • Mức độ đau có sự thay đổi đáng kể vào ban ngày, giảm vào buổi sáng;
  • Khi người bệnh bị stress, xúc động hoặc thở nhanh tăng thông khí đều có thể dẫn đến một cơn đau;
  • Sử dụng thuốc chẹn kênh canxi (nhưng không phải thuốc chẹn beta) có thể ngăn chặn các đợt đau.
  • Thay đổi điện tâm đồ (ECG) do thiếu máu cục bộ thoáng qua: Xảy ra trong giai đoạn tự phát, bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, ở ít nhất 2 chuyển đạo liền kề:
  • Đoạn ST chênh lên ≥0,1 mV;
  • Đoạn ST lõm ≥0,1 mV;
  • Sóng U âm mới.
  • Co thắt động mạch vành: Được định nghĩa là tắc động mạch vành toàn bộ hoặc tạm thời (co thắt> 90%) với cơn đau thắt ngực và ECG thiếu máu cục bộ thay đổi tự phát hoặc để đáp ứng với một kích thích (thường là acetylcholine, ergot hoặc tăng thông khí).

Ở những bệnh nhân có 1 đợt đau thắt ngực kiểu Prinzmetal đã được ghi nhận, chẩn đoán có thể được thực hiện trên cơ sở cơn đau thắt ngực đáp ứng với nitrat kèm theo những thay đổi điện tâm đồ thoáng qua. Đôi khi, 1 đợt đau thắt ngực kiểu Prinzmetal tự phát cũng có thể xảy ra trong quá trình chụp mạch chẩn đoán để cả 3 yếu tố này được ghi lại.

Thực tế, các giai đoạn đau thắt ngực kiểu Prinzmetal tự phát thường không thể ghi lại được, lúc này bác sĩ sẽ dùng thử nghiệm kích thích để chẩn đoán. Trong quá trình thử nghiệm kích thích, chẩn đoán đau thắt ngực kiểu Prinzmetal được xác nhận nếu kích thích gây ra đau ngực, thay đổi điện tâm đồ thoáng qua và phản ứng co thắt> 90%.

Quá trình chẩn đoán đau thắt ngực kiểu Prinzmetal, cần phân biệt với các bệnh lý như:

5. Điều trị và quản lý

Điều trị đau thắt ngực kiểu Prinzmetal sẽ tập trung vào việc giảm các cơn đau và ngăn ngừa biến chứng như: Tổn thương cơ tim và rối loạn nhịp tim.

Song song với quá trình điều trị đau thắt ngực kiểu Prinzmetal, cần khuyến khích người bệnh thay đổi lối sống, cai thuốc lá và tránh dùng các loại thuốc có thể gây co thắt mạch vành để giảm tần suất các cơn đau.

Một số liệu pháp dược lý được sử dụng trong điều trị đau thắt ngực kiểu Prinzmetal bao gồm:

Sử dụng thuốc đối kháng canxi:

  • Đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơn đau thắt ngực kiểu Prinzmetal. Đây là phương pháp điều trị đầu tay, có tác dụng làm giãn mạch vành và giảm bớt các triệu chứng ở 90% bệnh nhân.
  • Người bệnh nên sử dụng thuốc đối kháng canxi vào ban đêm vì dấu hiệu của bệnh thường xảy ra hơn vào lúc nửa đêm và sáng sớm.
  • Khuyến cáo dùng liều cao các thuốc đối kháng canxi có tác dụng kéo dài như: Diltiazem, amlodipine, nifedipine hoặc verapamil. Việc chuẩn độ liều nên được thực hiện trên cơ sở cá nhân với đáp ứng đầy đủ và tác dụng phụ tối thiểu.
  • Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc đối kháng canxi có thể có hiệu quả ở những bệnh nhân đáp ứng kém với một tác nhân.
Cơn đau thắt ngực
Điều trị đau thắt ngực kiểu prinzmetral tập trung vào việc giảm cơn đau

Sử dụng nitrat tác dụng kéo dài:

  • Việc sử dụng nitrat tác dụng kéo dài cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biến cố co thắt mạch. Ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng canxi mà không có đáp ứng điều trị đầy đủ thì có thể thêm nitrat tác dụng kéo dài.

Nên tránh sử dụng thuốc chẹn beta, đặc biệt là những thuốc không có tác dụng ngăn chặn adrenoceptor không chọn lọc vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau thắt ngực kiểu Prinzmetal.

Hiện nay, điều trị bằng guanethidine, clonidine hoặc cilostazol cũng đã được báo cáo là có lợi ở những bệnh nhân dùng thuốc đối kháng kênh canxi. Tuy nhiên, những loại thuốc này không được nghiên cứu kỹ lưỡng trong môi trường này.

Statin và Fluvastatin đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa co thắt mạch vành và đồng thời phát huy lợi ích của chúng thông qua oxit nitric nội mô hoặc tác động trực tiếp lên cơ trơn mạch máu.

6. Các biến chứng của đau thắt ngực kiểu Prinzmetal

Một số biến chứng của đau thắt ngực kiểu Prinzmetal nếu không được điều trị kịp thời bao gồm:

  • Rối loạn nhịp tim;
  • Đột tử;
  • Nhồi máu cơ tim.

Các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng phương pháp tiếp cận chuyên nghiệp đối với chứng đau thắt ngực kiểu Prinzmetal bởi đây không phải là tình trạng dễ dàng chẩn đoán.

Nhìn chung, tiên lượng lâu dài cho chứng đau thắt ngực kiểu Prinzmetal là tốt nếu bệnh nhân được điều trị đầy đủ (có đến 75% bệnh nhân có thể hết nhồi máu cơ tim sau 5 năm). Trong đó, yếu tố có thể quyết định sự sống còn của nhồi máu là sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của bệnh hẹp mạch vành đã có từ trước, số lượng mạch nhạy cảm co thắt hoặc/ và việc sử dụng thuốc chẹn kênh canxi. Thực tế, vẫn có đến nửa số bệnh nhân bị đau thắt ngực sẽ có các triệu chứng dai dẳng, tái phát ngay cả khi đang điều trị hoặc trong vòng 3 năm đầu sau khi khởi phát.

Người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, từ đó có hiệu phác đồ điều trị tốt nhất. Hiện nay, Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là 1 trong những trung tâm mũi nhọn hàng đầu cả nước về thăm khám, chẩn đoán, tầm soát và điều trị các bệnh lý tim mạch. Vinmec không chỉ có sự hội tụ của đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa, nội khoa, thông tim can thiệp, mà còn có hệ thống các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện uy tín nhất trên thế giới như: Máy cộng hưởng từ MRI 3 Tesla (Siemens), máy CT 640 (Toshiba), các thiết bị nội soi cao cấp EVIS EXERA III (Olympus Nhật Bản), hệ thống gây mê cao cấp Avace, phòng mổ Hybrid theo tiêu chuẩn quốc tế... Trung tâm tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec đã gặt hái được nhiều thành công và có được niềm tin của đông đảo người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan