Dấu hiệu thiếu hụt và nhiễm độc Folate (Axit folic) - Vitamin B9

Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào và DNA. Lượng folate trong máu thấp có liên quan đến nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, bệnh tim, đột quỵ và thậm chí một số bệnh ung thư .Tuy nhiên, axit folic dư thừa từ các chất bổ sung có thể gây hại cho sức khỏe

1. Tổng quan về Folate và axit folic

Folate và axit folic là các dạng vitamin B hòa tan trong nước. Folate xuất hiện tự nhiên trong thực phẩm và axit folic là dạng tổng hợp của loại vitamin này. Folate tự nhiên có trong các loại rau lá xanh, đậu bắp, măng tây, trái cây, đậu, nấm men, nấm, thịt (như gan và thận bò ), nước cam và nước cà chua. Axit folic được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị nồng độ folate trong máu thấp (thiếu folate) và mức homocysteine ​​cao trong máu (tăng homocysteine). Phụ nữ đang mang thai hoặc có thể mang thai uống axit folic để ngăn ngừa sẩy thai và "dị tật ống thần kinh". Đây là những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như nứt đốt sống, khi cột sống và lưng của thai nhi không đóng lại trong bụng mẹ. Axit folic cũng được sử dụng cho nhiều tình trạng khác bao gồm trầm cảm, đột quỵ, suy giảm trí nhớ và kỹ năng tư duy ở người lớn tuổi hơn mức bình thường của tuổi họ và nhiều người khác.

2. Dấu hiệu của sự thiếu hụt axit folic

Nếu duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng thì sự thiếu hụt folate rất hiếm khi xảy ra vì nó được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, những điều kiện sau đây có thể khiến một người tăng nguy cơ thiếu hụt axit folic

  • Người nghiện rượu. Bởi thực tế là rượu cản trở sự hấp thụ folate và đẩy nhanh tốc độ folate bị phân hủy và khiến chúng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Người nghiện rượu cũng thường có chế độ ăn không đảm bảo, ít thực phẩm chứa folate.
  • Thai kỳ. Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu folate tăng lên vì nó đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của các tế bào ở thai nhi. Các loại bệnh như Celiac và bệnh viêm ruột có khả năng sẽ làm giảm sự hấp thụ folate. Các cuộc phẫu thuật liên quan đến cơ quan tiêu hóa hoặc làm giảm mức axit dạ dày bình thường cũng có thể cản trở sự hấp thụ. Người có một biến thể của gen MTHFR không có khả năng chuyển folate thành dạng để cơ thể sử dụng.

Về cơ bản các dấu hiệu của sự thiếu hụt có thể kể đến như: thiếu máu nguyên bào khổng lồ (một tình trạng phát sinh do dấu hiệu thiếu folate trong chế độ ăn uống hoặc hấp thụ kém tạo ra ít tế bào hồng cầu hơn và kích thước lớn hơn bình thường), suy nhược, mệt mỏi, nhịp tim không đều, hụt hơi, gặp khó khăn khi tập trung, tóc rụng, tái da, miệng lở.

Những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu axit folic
Những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu axit folic

3. Nhiễm độc axit folic

Giới hạn cho việc bổ sung axit folic là 1.000 mcg mỗi ngày vì bổ sung một lượng cao hơn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe sau:

3.1 Che giấu sự thiếu hụt vitamin B12

Sự thiếu hụt thường xảy ra ở người lớn tuổi hoặc những người ăn chay. Cả folate và B12 đều tham gia vào việc tạo ra các tế bào hồng cầu và sự thiếu hụt một trong hai chất này có thể dẫn đến thiếu máu. Một người bổ sung axit folic liều lượng cao có thể điều chỉnh tình trạng thiếu máu và cảm thấy tốt hơn, nhưng tình trạng thiếu hụt B12 vẫn tồn tại. Nếu các triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 diễn ra trong thời gian dài sẽ có thể xảy ra tổn thương não và dẫn đến hệ thần kinh chậm không thể phục hồi. Nếu bạn chọn sử dụng thực phẩm bổ sung axit folic, hãy tuân theo mức thấp hơn 400 mcg mỗi ngày hoặc ít hơn, vì bạn có thể sẽ nhận được axit folic bổ sung từ thực phẩm tăng cường như ngũ cốc và bánh mì, cũng như folate tự nhiên trong thực phẩm.

3.2 Đẩy nhanh quá trình suy giảm tinh thần do tuổi tác

Lượng axit folic dư thừa có thể làm tăng tốc độ suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác, đặc biệt là ở những người có mức vitamin B12 thấp. Nghiên cứu thực hiện trên những người có độ tuổi trên 60 và khỏe mạnh đã cho thấy có sự liên kết mức folate cao với sự suy giảm tinh thần.

Những người có nồng độ folate trong máu cao đạt được điều này thông qua việc hấp thụ nhiều axit folic dưới dạng thực phẩm bổ sung. Những người có lượng folate cao nhưng lượng vitamin B12 thấp có thể dẫn đến bị mất chức năng não gấp 3,5 lần so với những người có các chỉ số máu bình thường. Việc bổ sung quá nhiều axit folic có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần ở người lớn tuổi có mức vitamin B12 thấp. Hơn nữa, các nghiên cứu khác liên quan đến việc sử dụng quá nhiều chất bổ sung axit folic với sự suy giảm tinh thần.

Thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa hàm lượng axit folic cao rất cần thiết cho cơ thể
Thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa hàm lượng axit folic cao rất cần thiết cho cơ thể

3.3 Đẩy nhanh quá trình suy giảm tinh thần do tuổi tác

Lượng axit folic dư thừa có thể làm tăng tốc độ suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác, đặc biệt là ở những người có mức vitamin B12 thấp. Nghiên cứu thực hiện trên những người có độ tuổi trên 60 và khỏe mạnh đã cho thấy có sự liên kết mức folate cao với sự suy giảm tinh thần.

Những người có nồng độ folate trong máu cao đạt được điều này thông qua việc hấp thụ nhiều axit folic dưới dạng thực phẩm bổ sung. Những người có lượng folate cao nhưng lượng vitamin B12 thấp có thể dẫn đến bị mất chức năng não gấp 3,5 lần so với những người có các chỉ số máu bình thường. Việc bổ sung quá nhiều axit folic có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần ở người lớn tuổi có mức vitamin B12 thấp. Hơn nữa, các nghiên cứu khác liên quan đến việc sử dụng quá nhiều chất bổ sung axit folic với sự suy giảm tinh thần.

3.4 Làm chậm sự phát triển trí não ở trẻ em

Bổ sung đầy đủ folate trong thời kỳ mang thai là cần thiết cho sự phát triển não bộ của em bé và giảm nguy cơ dị tật. Vì không nhận được đầy đủ từ thực phẩm, nên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thường được khuyến khích bổ sung axit folic. Tuy nhiên, quá nhiều axit folic có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và trí não ở trẻ phát triển chậm. Trong một nghiên cứu, những đứa trẻ 4 và 5 tuổi có mẹ bổ sung hơn 1.000 mcg axit folic mỗi ngày khi mang thai, nhiều hơn mức hấp thụ trên có thể dung nạp có điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra phát triển não bộ so với trẻ uống 400–999 mcg mỗi ngày.

Một nghiên cứu khác đã cho thấy mối liên hệ nồng độ folate trong máu cao hơn trong thời kỳ mang thai với nguy cơ kháng insulin cao hơn ở trẻ em từ 9-13 tuổi.

Việc các tế bào khỏe mạnh tiếp xúc với mức axit folic thích hợp có thể bảo vệ chúng khỏi bị ung thư
Việc các tế bào khỏe mạnh tiếp xúc với mức axit folic thích hợp có thể bảo vệ chúng khỏi bị ung thư

3.5 Làm tăng khả năng hồi sinh ung thư

Việc các tế bào khỏe mạnh tiếp xúc với mức axit folic thích hợp có thể bảo vệ chúng khỏi bị ung thư. Nhưng để các tế bào ung thư tiếp xúc với vitamin thì có thể làm chúng phát triển hoặc lây lan. Những người trước đây được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư đại trực tràng nếu bổ sung trên 1.000 mcg axit folic/ngày sẽ có nguy cơ ung thư tái phát cao hơn 1,7%-6,4%.

Vì thế để không gây nên tình trạng nhiễm độc acid folic, trước khi có ý định sử dụng, chúng ta nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn. Việc dùng đủ liều đúng mục đích luôn mang đến những lợi ích cho sức khỏe.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị y tế uy tín, chất lượng cao trong việc thăm khám, điều trị và tư vấn người bệnh về tất cả các vấn đề sức khỏe. Do đó, khi có nhu cầu khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới bệnh viện để được hỗ trợ trong mọi trường hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: webmd.com - healthline.com - hsph.harvard.edu

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan