Đái máu

Bài viết bởi Bác sĩ Trần Hải Hà - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Nhìn thấy máu trong nước tiểu của bạn có thể đáng báo động. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân có thể vô hại, nhưng máu trong nước tiểu (tiểu máu) có thể chỉ ra một rối loạn nghiêm trọng.

I. Triệu chứng

Đái máu đại thể tạo ra nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc màu cola do sự hiện diện của các tế bào hồng cầu và chảy máu thường không gây đau đớn. Tuy nhiên, nếu có các cục máu đông trong nước tiểu của bạn có thể gây đau đớn.

Nước tiểu có máu thường xảy ra mà không có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác.

II. Nguyên nhân

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác muốn đi tiểu dai dẳng, đau và rát khi đi tiểu, và nước tiểu có mùi tanh nồng.

Đối với một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, dấu hiệu bệnh duy nhất có thể là tiểu ra máu.

  • Nhiễm trùng thận (viêm bể thận). Biểu hiện có thể gặp: sốt, tiểu máu và đau hố thắt lưng.
Viêm bể thận cấp tính
Viêm bể thận có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu máu

  • Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận. Triệu chứng thường là cơn đau quặn thận và tiểu máu.
  • Phì đại tuyến tiền liệt.
  • Bệnh thận. Tiểu ra máu vi thể là một triệu chứng phổ biến của bệnh viêm cầu thận, tình trạng viêm nhiễm hệ thống lọc của thận.
  • Ung thư. Đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư thận, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt.
  • Rối loạn di truyền. Thiếu máu hồng cầu hình liềm - một khiếm khuyết di truyền của hemoglobin trong hồng cầu - gây ra máu trong nước tiểu.
  • Chấn thương thận. Chấn thương thận có thể gây tiểu máu.
  • Thuốc. Một số thuốc có thể gây tiểu máu: Thuốc chống ung thư cyclophosphamide và penicillin...
  • Tập thể dục. Rất hiếm khi tập thể dục gắng sức có thể dẫn đến tiểu máu toàn bộ và nguyên nhân không rõ. Nó có thể liên quan đến chấn thương bàng quang, mất nước hoặc phá vỡ các tế bào hồng cầu xảy ra khi tập thể dục nhịp điệu liên tục.

III. Các yếu tố rủi ro

Hầu như bất kỳ ai - kể cả trẻ em và thanh thiếu niên - đều có thể có hồng cầu trong nước tiểu. Các yếu tố khiến điều này có nhiều khả năng xảy ra hơn bao gồm:

  • Tuổi. Nhiều nam giới trên 50 tuổi thỉnh thoảng bị tiểu máu do tuyến tiền liệt phì đại.
  • Một nhiễm trùng gần đây. Viêm thận sau nhiễm virus hoặc vi khuẩn (viêm cầu thận sau nhiễm trùng) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiểu ra máu ở trẻ em.
hồng cầu niệu
Hầu như bất kỳ ai đều có thể có hồng cầu trong nước tiểu

  • Lịch sử gia đình. Bạn có thể dễ bị tiểu ra máu hơn nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh thận hoặc sỏi thận.
  • Một số loại thuốc. Aspirin, thuốc giảm đau chống viêm không steroid và thuốc kháng sinh như penicillin được biết là làm tăng nguy cơ chảy máu tiết niệu.
  • Tập thể dục. Những người chạy đường dài đặc biệt dễ bị tiểu ra máu do vận động.

IV. Chẩn đoán

Các xét nghiệm và kiểm tra sau đây đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân gây tiểu ra máu:

  • Khám lâm sàng: bao gồm khám và khai thác bệnh sử của bạn.
  • Xét nghiệm nước tiểu. Phân tích nước tiểu có thể kiểm tra xem có hồng cầu trong nước tiểu không và cũng đánh giá nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sự hiện diện của các khoáng chất gây sỏi thận.
  • Các xét nghiệm hình ảnh. Bác sĩ có thể đề nghị chụp CT hoặc MRI hoặc khám siêu âm.
  • Soi bàng quang. Bác sĩ luồn một ống hẹp có gắn một camera nhỏ vào bàng quang để kiểm tra bàng quang và niệu đạo để tìm các dấu hiệu bệnh.

Đôi khi, không thể tìm ra nguyên nhân gây tiểu ra máu. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra theo dõi thường xuyên, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang, chẳng hạn như hút thuốc, tiếp xúc với chất độc môi trường hoặc tiền sử xạ trị.

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán tình trạng nghẽn đường tiết niệu
Người bệnh được chỉ định thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây tiểu máu

V. Điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu máu của bạn, điều trị có thể bao gồm dùng thuốc kháng sinh để làm sạch nhiễm trùng đường tiết niệu, thử dùng thuốc theo toa để thu nhỏ tuyến tiền liệt phì đại hoặc điều trị tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi Laser. Trong một số trường hợp, không cần điều trị.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Website để được phục vụ tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

814 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan