Chứng mất ngôn ngữ tiến triển

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Minh Hương - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ đã có hơn 06 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, cấp cứu và hồi sức cấp cứu.

Chứng mất ngôn ngữ tiến triển được định nghĩa là một hội chứng bệnh lý thuộc về thần kinh làm suy giảm khả năng ngôn ngữ của con người. Nguyên nhân mất ngôn ngữ tiến triển rất phức tạp và liên quan đến một số phần của não bộ.

1. Chứng mất ngôn ngữ tiến triển

Chứng mất ngôn ngữ tiến triển là hội chứng thuộc về hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của người bệnh. Bệnh mất khả năng ngôn ngữ thường tiến triển từ từ và có xu hướng nặng hơn theo thời gian. Bệnh thường có trước 65 tuổi và khiến cho bệnh nhân bị suy giảm khả năng ngôn ngữ, trở nên im lặng dần dần và cuối cùng là làm mất đi khả năng ngôn ngữ viết cũng như nói.

Một số triệu chứng của bệnh mất khả năng ngôn ngữ bao gồm:

  • Rất khó khi tìm từ để diễn đạt được ý nghĩ mà bản thân muốn nói ra
  • Câu nói ngắn, không hoàn thiện, không có ý nghĩa
  • Đọc nhầm từ ngữ này thành một từ ngữ khác
  • Khó hoặc không thể hiểu được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết mà người khác thể hiện
  • Viết câu không có ý nghĩa, viết câu có nhiều lỗi chính tả

Tùy vào mỗi người và mức độ ảnh hưởng của những vùng khác nhau của não mà sẽ biểu hiện thành những triệu chứng khác nhau, luôn thay đổi và không giống nhau đối với nhiều người.

Có 3 loại mất ngôn ngữ thường gặp trên lâm sàng như sau:

  • Mất ngôn ngữ không trôi chảy: Do tổn thương vị trí gần với thùy trán trái của não bộ khiến người bệnh khó nói, nói ra câu rất ngắn hoặc thiếu nhiều từ nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được câu nói, thường gọi là mất ngôn ngữ Broca. Người bệnh nhận biết được tình trạng này của mình, thường có kèm theo liệt nửa người hoặc yếu nửa người bên phải.
  • Mất ngôn ngữ trôi chảy: Tên gọi khác là mất ngôn ngữ Wernicke, bệnh nhân có thể nói những câu dài một cách trôi chảy và dễ dàng nhưng không có ý nghĩa. Người bị mất ngôn ngữ Wernicke thường không hiểu người đối diện đang nói gì cũng như người nghe cũng không thể hiểu những câu nói này. Nguyên nhân của bệnh mất khả năng ngôn ngữ này là do tổn thương giữa não trái, vùng ngôn ngữ.
  • Mất ngôn ngữ toàn bộ: Là do tổn thương toàn bộ vùng ngôn ngữ ở não, khiến người bệnh mất khả năng nói cũng như nghe hiểu.
Thất ngôn Broca
Thất ngôn Broca

Để chẩn đoán được chứng mất ngôn ngữ tiến triển thì người bệnh cần được thực hiện những bài kiểm tra về miệng, khả năng viết, sự nhận thức, ghi nhớ và khả năng ngôn ngữ. Một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thực hiện như xét nghiệm máu để biết được những yếu tố góp phần gây mất trí nhớ, kiểm tra hình ảnh học não bằng cách chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính để tìm ra đột quỵ, khối u... Ngoài ra, có thể thực hiện quét SPECT và PET để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

2. Nguyên nhân mất ngôn ngữ tiến triển

Nguyên nhân mất ngôn ngữ tiến triển được tìm ra là do phần trung tâm bán cầu não trái là vùng ngôn ngữ ở não bị teo lại khiến cho những mô sẹo cũng như protein bất thường tác động làm giảm đi hoạt động bình thường ở não bộ, gây nên những triệu chứng của bệnh mất khả năng ngôn ngữ. Những nguyên nhân khác nhau thì sẽ gây nên mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh mất khả năng ngôn ngữ. Một số nguyên nhân cụ thể gây nên chứng mất ngôn ngữ tiến triển bao gồm:

Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh mất khả năng ngôn ngữ bao gồm:

  • Người bị khuyết tật học tập, đặc biệt là khó đọc rất dễ mắc phải chứng mất ngôn ngữ tiến triển.
  • Người bị đột biến gen hoặc trong gia đình có người bị đột biến gen cũng khiến mắc phải cũng như di truyền bệnh mất khả năng ngôn ngữ.
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu có thể là nguyên nhân mất ngôn ngữ tiến triển

3. Điều trị chứng mất ngôn ngữ tiến triển

Trong trường hợp bệnh nhân có khả năng tự hồi phục não bộ sau một thời gian thử chứng mất ngôn ngữ tiến triển sẽ tự động biến mất, chỉ cần sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè trong việc tập nói, cũng như luyện trí nhớ cho bệnh nhân mà không cần điều trị bằng những phương pháp khác. Một số trường hợp nặng hơn thì cần dùng phương pháp trị liệu ngôn ngữ cho bệnh nhân. Ngoài ra, người nhà cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ trị liệu ngôn ngữ cho những bệnh nhân này. Một số việc làm mà người thân của bệnh nhân nên chú ý như sau:

  • Dành thời gian chăm sóc, trò chuyện, tương tác với bệnh nhân.
  • Khi nói chuyện với bệnh nhân thì nên dùng thêm cử chỉ, hành động.
  • Sử dụng câu nói ngắn gọn, từ ngữ đơn giản gần gũi để người bệnh có thể hiểu một cách dễ dàng.
  • Phải kiên nhẫn khi trò chuyện với bệnh nhân, không chuyển sang những yêu cầu khác hay câu chuyện khác khi người bệnh chưa trả lời câu hỏi trước đó.
  • Không cắt ngang lời bệnh nhân đang cố gắng nói.
  • Không để bệnh nhân một mình khi đang nói chuyện nhiều người.
  • Không hét vào tai bệnh nhân.
  • Vì việc điều trị cần nhiều thời gian nên người nhà cần quan tâm, nhẫn nại hơn với bệnh nhân để việc điều trị được hiệu quả nhất có thể.
Khám sàng lọc tim mạch, khám bệnh
Người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị bệnh

Chứng mất ngôn ngữ tiến triển là bệnh lý thường xuất hiện do một số tổn thương não gây nên, làm cho bệnh nhân suy yếu khả năng nói và viết. Việc điều trị chứng mất ngôn ngữ tiến triển rất phức tạp và lâu dài, cần sự phối hợp giữa nhân viên y tế, người nhà và bệnh nhân để giúp đỡ bệnh nhân nhanh chóng bình phục.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan