Chống chỉ định cắt amidan

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Thái - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, nguyên nhân thường do vi khuẩn gây ra. Khi amidan bị viêm tái phát nhiều lần, khả năng miễn dịch bị yếu đi sẽ khởi phát những đợt viêm vùng họng gây biến chứng nguy hiểm. Nhiều người lựa chọn giải pháp phẫu thuật nhưng cũng cần lưu ý những trường hợp chống chỉ định cắt amidan.

1. Tổng quan

Amidan là những tế bào lympho ở vùng họng miệng có vai trò bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Amidan cũng là nơi sản xuất kháng thể Immunoglobulin IgG rất quan trọng trong miễn dịch.

Amidan như hàng rào miễn dịch thường hoạt động mạnh từ lứa tuổi 4-10 tuổi. Sau khi trẻ đến tuổi dậy thì khả năng miễn dịch của amidan giảm hẳn và không còn hoạt động mạnh nữa.

Viêm amidan là gì?

Khi vi khuẩn tấn công vào mũi họng gây viêm nhiễm, sưng đỏ không những giảm khả năng miễn dịch mà còn hình thành ổ tích tụ vi trùng (Lò viêm: gồm xác vi khuẩn, xác bạch cầu, mô hoại tử...) gây hại. Viêm amidan là bệnh lý phổ biến hay gặp trong các bệnh lý Tai - mũi - họng, đặc biệt ở trẻ em. Do tính chất tái đi tái lại của bệnh nên viêm amidan dễ gây biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Biến chứng của Viêm Amidan:

Rối loạn nhịp thở khi ngủ: là biến chứng từ amidan phì đại. Có thể có thêm triệu chứng ngủ ngáy, thiếu oxy gây ngạt thở, ngủ không yên giấc.

2. Trường hợp chỉ định

Viêm amidan thường được điều trị nội khoa chống nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh. Amidan sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khi:

  • Bệnh nhân có trên 4 đợt viêm amidan cấp trong năm.
  • Kích thước amidan quá to cản trở ăn uống, khó thở, khó nuốt, hẹp eo họng, gây ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần.
  • Viêm amidan có nhiều biến chứng như áp xe, viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.

Những trường hợp này nếu không phẫu thuật có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm tấy, viêm thanh quản, viêm cơ tim, hỏng van tim, gây phản ứng tự miễn.

Viêm amidan hốc mủ nếu không cắt có thể gây hôi miệng, mất tự tin trong giao tiếp. Ở trẻ em, viêm amidan tái phát nhiều lần là nguyên nhân gây các bệnh đường hô hấp hoặc rối loạn khác như chậm phát triển trí tuệ, biếng ăn, đái dầm.

Đau khớp gối
Người bệnh sau cắt amidan có thể gặp tình trạng viêm khớp cấp

3. Biến chứng của cắt amidan

Cắt amidan là phẫu thuật trung phẫu nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng như: chảy máu trong hoặc sau mổ, biến chứng nhiễm trùng, gây mê...thậm chí tử vong cho người bệnh.

4. Quy trình cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan nếu thực hiện bằng Coblator hoặc dao plasma chỉ mất khoảng 5-7 phút, ít đau và ít mất máu hơn nếu so với phương pháp cắt thông thường (khoảng 30 phút).

Đa phần các trường hợp cắt amidan sẽ được phẫu thuật gây mê, bệnh nhân sẽ hồi tỉnh sau phẫu thuật khoảng 15-20 phút. Do cả gây mê và gây tê đều có thể xảy ra biến chứng do tình trạng cơ địa, khả năng đáp ứng, kỹ thuật...nên bác sĩ cần cân nhắc đánh giá kỹ không được cắt amidan trong trường hợp nào.

Hồi phục sau phẫu thuật nạo VA, cắt amidan
Quy trình cắt amidan thường diễn ra trong khoảng thời gian 5 đến 7 phút

5. Trường hợp chống chỉ định cắt amidan

Amidan là tổ chức sản xuất kháng thể có vai trò chống vi khuẩn xâm nhập. Nếu chỉ định cắt bỏ không đúng chỉ định, không cần thiết có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, gây hại cho cơ thể.

Thậm chí trong trường hợp không may cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do các nguyên nhân: gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm được máu). Chính vì vậy trước khi cắt bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm rất kỹ về chức năng gan, thận và tình trạng đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.

Chống chỉ định cắt amidan tạm thời

  • Bệnh nhân có bệnh mạn tính chưa ổn định.
  • Phụ nữ đang mang thai, có kinh nguyệt.
  • Amidan trong thời kỳ viêm cấp, có biến chứng tại chỗ (đau rát họng, niêm mạc xung huyết, bạch cầu cao >10.000).
  • Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn cục bộ hay toàn thân như mụn nhọt.
  • Nơi đang xảy ra những vụ dịch (cúm, sởi, sốt xuất huyết)
  • Bệnh nhân nhỏ hơn 5 tuổi và lớn hơn 55 tuổi.

Chống chỉ định cắt amidan tuyệt đối

Có nên cắt amidan cho người lớn không?

Người lớn có thể cắt amidan bình thường nhưng riêng bệnh nhân trên 45 tuổi nếu cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc do có các bệnh khác kèm theo như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường...

Có nên cắt amidan cho trẻ nhỏ?

Trẻ dưới 5 tuổi nếu cắt amidan có thể ảnh hưởng khả năng miễn dịch, khả năng hồi phục lâu.

Khám tai mũi họng Vinmec
Tùy vào trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cát amidan phù hợp nhất

6. Phòng ngừa viêm amidan

Để phòng tránh viêm amidan, hạn chế nguy cơ tái phát cần giữ ấm vùng mũi họng, đặc biệt trong lúc giao mùa, thời tiết lạnh. Đồng thời hạn chế tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, giữ vệ sinh răng miệng tốt. Nên chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng khi có các biểu hiện bất thường như sốt 39-40 độ, họng đau , khó nuốt, chảy nước bọt, amidan sưng đỏ, to, đau, có dịch nhầy và mủ từ hốc amidan, lưỡi gà phù nề...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan