Chỉ định xét nghiệm Gastrin ở bệnh nhân viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có liên quan đến tăng tiết Gastrin do khối u nội tế bào. Gastrin tăng khiến nồng độ axit trong dạ dày cũng tăng theo. Trường hợp các khối u là ác tính sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

1. Gastrin là gì?

Gastrin là một hormone peptide có vai trò hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Cụ thể Gastrin giúp tăng cường sự phát triển của niêm mạc dạ dày, nhụ động dạ dày, giúp bài tiết HCL, tăng sự co cơ của ruột. Khi thức ăn được đưa vào dạ dày, Gastrin sẽ kích thích dạ dày giải phóng axit giúp phân hủy protein từ thức ăn, hấp thụ các dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, Gastrin sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có trong thức ăn, xâm nhập vào cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng ruột. Gastrin còn kích thích túi mật và tuyến tụy tiết ra enzyme nhằm hấp thụ thức ăn trong ruột non.

Sự tăng tiết Gastrin bất thường hoặc giảm tiết Gastrin sẽ làm quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn kể trên bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ nhiễm trùng ruột.

2. Mối quan hệ giữa Gastrin và bệnh viêm loét dạ dày

Nồng độ axit quá cao gây viêm loét dạ dày
Trường hợp nồng độ axit quá cao có thể dẫn tới viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hóa do các u bài tiết Gastrin gây ra. Tăng Gastrin dẫn đến tăng tiết axit trong dạ dày. Nồng độ axit quá cao gây viêm loét dạ dày.

Triệu chứng viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Đau bụng vị trí dạ dày
  • Đau xuất hiện theo cơn, âm ỉ, khó chịu
  • Nóng rát tại vùng đau
  • Đau kéo dài dai dẳng
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Ợ chua, ợ nóng
  • Giảm cân
  • Chảy máu trong đường tiêu hóa

Trường hợp các khối u ác tính có thể lan rộng ra các bộ phận khác như: Hạch bạch huyết, gan, mật...

3. Xét nghiệm Gastrin thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm nhóm máu có cần nhịn ăn
Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 12 tiếng trước khi xét nghiệm Gastrin

Trước khi thực hiện xét nghiệm Gastrin, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 12 tiếng và không uống rượu bia, các chất kích thích trong 24 tiếng. Các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc làm giảm PH dạ dày cũng được khuyến cáo ngưng sử dụng trước khi xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm Gastrin thực hiện trên mẫu huyết thanh hoặc huyết tương chống đông. Giá trị thường gặp trong xét nghiệm Gastrin là 13 - 115 pg/ml.

Tăng nồng độ thường gặp ở các trường hợp:

  • Bệnh nhân trên 60 tuổi
  • Bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn tính
  • Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori
  • Bệnh nhân thiếu máu Biermer
  • Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh nhân bị thiếu máu
  • Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
  • Bệnh nhân thận mạn tính
  • Bệnh nhân ung thư dạ dày
  • Bệnh nhân hẹp môn vị dạ dày
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Bệnh nhân hội chứng ruột ngắn...

Giảm nồng độ có thể gặp trong các trường hợp hang vị dạ dày căng trướng hoặc có dịch vị đa toan.

Xét nghiệm Gastrin máu thường được chỉ định kết hợp cùng test kích thích Gastrin để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý dạ dày khác.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị và thực hiện xét nghiệm Gastrin tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: