Chảy máu khi bị sốt xuất huyết: Dấu hiệu cảnh báo giảm tiểu cầu

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Biến chứng thường gây nguy hiểm của sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, giảm tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết thường không khiến cơ thể mệt mỏi, li bì nên người bệnh chủ quan, không theo dõi cho đến khi bị xuất huyết ồ ạt gây nguy hiểm đến tính mạng.

1. Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Virus Dengue là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết, phần lớn trung gian truyền bệnh là loại muỗi Aedes aegypti, muỗi truyền virus từ người bệnh sang người lành qua vết đốt.

Virus Dengue có 4 chủng, nên vì vậy một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều hơn 1 lần trong đời. Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, có thể mắc ở nhiều lứa tuổi. Bệnh có thể dẫn tới sốc, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng... thậm chí là tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 biến chứng thường gây nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu và cô đặc máu. Trong đó, sốt xuất huyết làm giảm tiểu cầu không khiến cơ thể mệt mỏi, li bì nên người bệnh thường chủ quan, không theo dõi cho đến khi bị xuất huyết ồ ạt gây nguy hiểm đến tính mạng.

Xử trí sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, có thể mắc ở nhiều lứa tuổi

2. Vì sao khi bị sốt xuất huyết tiểu cầu giảm?

Giảm tiểu cầu là tiêu chí đánh giá mức độ nghiêm trọng của sốt xuất huyết. Giảm tiểu cầu được định nghĩa khi số lượng tiểu cầu dưới 150.000/mm3. Sốt xuất huyết tiểu cầu giảm có nghĩa là làm mất khả năng đông máu và không thể chống lại nhiễm trùng. Nguyên nhân sốt xuất huyết làm giảm tiểu cầu là do:

  • Sự ức chế tủy xương, tủy xương là nơi sản xuất tiểu cầu.
  • Nguyên nhân sốt xuất huyết làm giảm tiểu cầu là do các tế bào máu bị ảnh hưởng bởi virus gây tổn thương tiểu cầu.
  • Khi bị sốt xuất huyết, các kháng thể đã phá hủy một số lượng lớn tiểu cầu khiến tiểu cầu bị giảm.

3. Dấu hiệu cảnh báo tiểu cầu giảm khi bị sốt xuất huyết

Thông thường, số lượng tiểu cầu giảm mạnh khi bệnh đang ở ngày thứ 4. Các triệu chứng giảm tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết gồm:

  • Chảy máu khi bị sốt xuất huyết: Đây là dấu hiệu cảnh báo giảm tiểu cầu. Thường là chảy máu da nghiêm trọng, điển hình là những đốm máu trên da và mảng máu lớn dưới da.
  • Đi tiêu phân đen do xuất huyết đường tiêu hóa và có máu trong nước tiểu
  • Sốt xuất huyết ra máu kinh bất thường ở người bệnh
  • Rò rỉ huyết tương hoặc suy hô hấp, suy gan, suy tim và các cơ quan khác trong cơ thể
  • Tinh thần, ý thức thay đổi, suy yếu
  • Người bệnh có dấu hiệu thờ ơ và nôn mửa liên tục
  • Khi bị sốt xuất huyết ra máu chân răng thì có thể người bệnh đang gặp biến chứng giảm tiểu cầu.
Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ngày 3-4 lần có sao không?
Nếu trẻ đi tiêu phân đen khi bị sốt xuất huyết đó có thể là dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa

4. Bị giảm tiểu cầu khi sốt xuất huyết điều trị thế nào?

Để xác định giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm tìm kháng thể IgG và IgM, xét nghiệm PCR, xét nghiệm công thức máu. Việc điều trị giảm tiểu cầu ở người bệnh sốt xuất huyết bao gồm:

  • Truyền tiểu cầu: Không có giới hạn việc chỉ định truyền tiểu cầu khi bị giảm tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết. Người già và những người mắc bệnh mãn tính vẫn có thể truyền tiểu cầu khi bạch cầu phản ứng quá mức.
  • Bổ sung sắt: Sắt giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh, quan trọng đối với sức khỏe và số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết. Các thực phẩm chứa nhiều sắt như hạt bí ngô, đậu lăng, thịt bò...
  • Vitamin C: Vitamin C sẽ giúp tiểu cầu hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời, vitamin C còn giúp hấp thụ sắt, làm tăng số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết. Xoài, dứa, bông cải xanh, ớt chuông, cà chua, ... là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
  • Omega-3 và các khoáng chất khác sẽ giúp chống lại kháng thể, làm tăng số lượng tiểu cầu. Người bệnh có thể ăn các loại trái cây như đu đủ, ca ... để giúp tăng số lượng tiểu cầu.
  • Vitamin B12: Đây là vitamin giúp cơ thể giữ các tế bào máu khỏe mạnh. Gan bò, sò, sản phẩm sữa... là những thực phẩm tăng số lượng tiểu cầu.
vitamin c
Vitamin C giúp tiểu cầu hoạt động hiệu quả hơn, hữu ích trong việc điều trị giảm tiểu cầu ở người bệnh sốt xuất huyết

5. Phòng bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa, vì vậy việc phòng tránh bệnh chủ yếu là các phương pháp sau đây:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước như bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, xô, chậu...; loại bỏ các vật liệu phế thải để phòng tránh muỗi vào đẻ trứng, gây sinh sôi, nảy nở nhiều hơn. Cũng có thể sử dụng phương pháp diệt loăng quăng hay bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn.
  • Mặc quần áo dài, ngủ trong màn, dùng bình xịt muỗi, kem xua muỗi, rèm che hoặc màn có tẩm hóa chất diệt muỗi,... để phòng tránh muỗi đốt.
  • Phối hợp tích cực với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Bởi bất kỳ đâu cũng có nguy cơ trở thành dịch nên cần tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân để kiểm soát thành công bệnh sốt xuất huyết.
  • Nếu trong gia đình có người bị sốt xuất huyết thì người bệnh cần cách ly và khi có dấu hiệu bị sốt thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán, điều trị thích hợp nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan