Chẩn đoán và điều trị vi-rút EBV

Virus EBV (Epstein-Barr virus) là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm trong đó phổ biến nhất là bệnh bạch cầu đơn nhân (Mono). Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn do bệnh lây trực tiếp từ người sang người qua tiếp xúc và các dấu hiệu nhận biết giống với nhiều bệnh lý khác.

1. Tổng quan về vi - rút EBV

Vi - rút EBV được tìm thấy trong nước bọt. Do đó bệnh có thể lây qua đường tiếp xúc như hôn nhau, nói chuyện ở khoảng cách gần, uống cùng ly nước hoặc sử dụng cùng bàn chải đánh răng với người bị nhiễm bệnh. Vi - rút cũng có thể được tìm thấy trong máu và tinh dịch nên bệnh còn có khả năng lây qua đường tình dục, truyền máu và ghép tạng. Vi - rút EBV không được điều trị khỏi hoàn toàn mà có thời gian bùng phát và thoái lui.

Các triệu chứng sau nhiễm EBV thường xuất hiện sau 4 - 6 tuần kể từ thời điểm phơi nhiễm. Triệu chứng thường nhẹ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ (giống cảm lạnh hoặc cảm cúm) và biểu hiện rõ ràng hơn ở thanh thiếu niên với một số triệu chứng đáng chú ý như mệt mỏi, sốt, giảm cảm giác ngon miệng, phát ban, viêm họng, sưng hạch bạch huyết ở cổ, yếu và đau cơ.

2. Chẩn đoán nhiễm virus EBV

Vi - rút EBV là nguyên nhân chính gây bệnh bạch cầu đơn nhân (Mono). Bệnh thường khó nhận biết do có nhiều đặc điểm giống với nhiều bệnh lý khác như cảm cúm, cảm lạnh với các dấu hiệu sốt, mệt mỏi và đau họng.

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần gặp bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ có thể tìm các dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh bạch cầu đơn nhân như lá lách to, gan to, xuất hiện các mảng trắng trên amidan.

Bạn cũng có thể cần được xét nghiệm máu. Xét nghiệm tìm kháng thể - chất mà hệ miễn dịch sản xuất ra để đáp ứng với vi - rút EBV. Một xét nghiệm khác dùng để tìm kiếm một loại tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng EBV có trong máu.

EBV
Virus EBV

3. Điều trị virus EBV

Giống như các loại virus khác, Epstein-Barr Virus không thể được điều trị bằng kháng sinh, có nghĩa là kháng sinh không có tác dụng trong điều trị bệnh bạch cầu đơn nhân (Mono) thay vào đó bệnh tự thoái lui trong một vài tuần mà không cần điều trị.

3.1 Điều trị tại nhà

Tuy không thể điều trị khỏi bằng thuốc nhưng bạn có thể thực hiện các biện pháp để giảm bớt các triệu chứng tại nhà, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nhiều nước và loại thức uống khác để giữ nước
  • Uống viên ngậm hoặc kem que nước hoặc súc miệng bằng nước muối ấm, để làm giảm cơn đau họng
  • Uống thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt và giảm đau. (Không nên cho trẻ em dưới 19 tuổi uống aspirin vì có nguy cơ mắc hội chứng Reye).

Khi cơ thể hồi phục, bạn có thể trở lại làm việc và học tập bình thường. Khoảng 1 tháng đầu sau khi khỏi bệnh, bạn nên tránh các môn thể thao, nâng các vật dụng nặng hoặc các hoạt động mạnh khác do có thể làm tổn thương lá lách.

3.2 Khám bác sĩ

Bệnh bạch cầu đơn nhân có gây ra một số biến chứng, vì vậy hãy gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Cảm giác đau nhói, đau đột ngột ở bên trái vùng bụng, có thể là dấu hiệu bất thường tại lá lách
  • Nước tiểu rất ít cho thấy dấu hiệu mất nước
  • Khó thở hoặc/và khó nuốt

Bạn cũng nên đi khám nếu các triệu chứng không biến mất sau 4 - 6 tuần. Vì có thể bạn đang mắc một loại nhiễm trùng khác ngoài bệnh bạch cầu đơn nhân.

Khám bệnh
Người bệnh nên đi khám bác sĩ khi các triệu trứng kéo dài hơn 5 tuần

4. Phòng ngừa virus EBV

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra loại vắc - xin chống lại vi - rút EBV. Cách phòng bệnh tốt là bạn nên tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh.

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn không nên chia sẻ bất kỳ vật dụng nào, bao gồm kính mắt, các vật dụng làm bằng bạc, bàn chải đánh răng. Bạn cũng tránh hôn hoặc quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh.

5. Các bệnh khác do EBV gây ra

EBV là nguyên nhân chính gây bệnh bạch cầu đơn nhân. Tuy nhiên, loại vi - rút này còn gây ra một số bệnh tật khác, bao gồm:

  • Nhiễm trùng tai và tiêu chảy ở trẻ em
  • Hội chứng Guillain Barre
  • Một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư hạch Burkitt và ung thư ở mũi và họng.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa EBV và bệnh đa xơ cứng (MS), nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov; Webmd

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan