Chẩn đoán và điều trị nấm phổi

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nấm phổi là bệnh ít gặp ở những người có hệ miễn dịch tốt. Nấm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi, bệnh rất khó được chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm phổi khác. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân bị viêm phổi có nguy cơ cao tử vong.

1. Chẩn đoán nấm phổi

Rất khó để có thể chẩn đoán chính xác bệnh nấm phổi, bởi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, kể cả khi người bệnh đã được chụp X-quang thì cũng chưa thể khẳng định được chắc chắn người bệnh có bị nấm phổi hay không.

Có ba loại nấm gây bệnh ở phổi thường gặp nhất, bao gồm: Aspergillus, Candida và Cryptococcus.

1.1. Nấm phổi do nấm Aspergillus gây ra

Nấm Aspergillus gây bệnh ở phổi có 3 thể: Nấm phổi phế quản dị ứng, u nấm phổi và nấm phổi xâm nhập.

Nấm Aspergillus
Nấm Aspergillus gây bệnh ở phổi

1.1.1 U nấm phổi

Chẩn đoán u nấm phổi dựa vào triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhân bị u nấm phổi thường xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Người bệnh sụt cân, sốt cao
  • Đau ngực
  • Mệt mỏi
  • Ho ra máu

Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện chụp X-quang phổi chuẩn, nhằm cho phép phát hiện rõ hơn các tổn thương hang nấm hình lục lạc với liềm hơi ở phía trên có kèm theo các tổn thương nào khác hay không. Có thể soi trực tiếp hoặc cấy đờm, dịch rửa phế quản phế nang để tìm thấy nấm Aspergillus.

1.1.2 Nấm phổi phế quản dị ứng

Chẩn đoán nấm phổi phế quản dị ứng dựa vào triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân bị nấm phổi phế quản dị ứng thường xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Đối với những bệnh nhân có tạng Atopi, các triệu chứng của hen phế quản tiến triển theo từng đợt, chẳng hạn như viêm xoang, viêm mũi dị ứng...
  • Tình trạng hen ở những bệnh nhân bị nấm phổi phế quản dị ứng thường kéo dài dai dẳng và phải phụ thuộc vào corticoid.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Chụp X-quang phổi để xác định tổn thương thâm nhiễm ở phổi
  • Bạch cầu trong máu tăng trong máu ngoại vi >500 mm3
  • IgE trong máu tăng trên 2000 UI/ml
Thế nào là chụp X-quang tim phổi thẳng?
Chụp X-quang phổi giúp chẩn đoán nấm phổi

1.1.3 Nấm phổi xâm nhập

Chẩn đoán nấm Aspergillus thể xâm nhập dựa vào triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhân bị nấm phổi xâm nhập thường có các dấu hiệu sau

  • Đối với bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc bạch cầu giảm: Sốt cao kéo dài, ho dai dẳng, có thể ho ra máu, tình trạng ho có thể giảm khi dùng corticoid. Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, sụt cân, chán ăn....

Chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Chụp X-quang phổi để đánh giá tình trạng tổn thương, do chảy máu nên xuất hiện bóng xung quanh nốt mờ, có thể có các tổn thương do viêm phổi hoại tử hoặc ổ áp xe. Một số bệnh nhân bị tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi
  • Nội soi phế quản nhằm xác định tổn thương viêm loét trong khí phế quản kèm giả mạc trắng.
  • Thực hiện nội soi phế quản để xác định sự xâm nhập của nấm trên mảnh sinh thiết hoặc chụp cắt lớp vi tính mẫu bệnh phẩm sinh thiết thành ngực.

1.2. Nấm phổi do nấm Candida

Bệnh nhân bị nấm phổi do nấm Candida gây ra được chẩn đoán dựa vào các đặc điểm sau:

Lâm sàng: Bệnh nhân bị bệnh phổi do nấm candida gây ra sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Sốt cao thất thường, kéo dài
  • Khàn tiếng
  • Ho có đờm hoặc ho khan
  • Miệng và họng bị tổn thương (bao phủ toàn bộ bề mặt lưỡi là một lớp màu trắng khiến người bệnh khó nuốt).
  • Thở khó
Nấm Candida
Nấm phổi do nấm Candida gây ra

Cận lâm sàng:

  • Chụp X-quang phổi để xác định tổn thương dạng đám mờ
  • Thực hiện nội soi phế quản
  • Thực hiện nội soi phế quản để xác định sự xâm nhập của nấm trên mảnh sinh thiết hoặc chụp cắt lớp vi tính mẫu bệnh phẩm sinh thiết thành ngực.
  • Thực hiện cấy máu có nấm Candida
  • Thực hiện nội soi thực quản, dạ dày bị tổn thương do nấm Candida

1.3. Nấm phổi do Cryptococcus

Bệnh nhân bị nấm phổi do Cryptococcus gây ra được chẩn đoán dựa vào các đặc điểm sau:

Lâm sàng: Bệnh nhân bị nấm phổi do Cryptococcus gây ra thường xuất hiện một số triệu chứng sau.

  • Đau đầu
  • Sốt
  • Chóng mặt
  • Rối loạn ý thức
  • Co giật
  • Hôn mê
  • Tăng áp lực sọ
  • Ho kéo dài
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Xuất hiện các nốt phỏng, loét
Đau ngực
Đau ngực do nhiễm nấm phổi

Cận lâm sàng:

  • Chụp X-quang
  • Xét nghiệm miễn dịch học: Định lượng Precipitin trong máu là xét nghiệm khá đặc hiệu đối với những bệnh nhân bị nấm phổi do do Cryptococcus gây ra
  • Thực hiện xét nghiệm để tìm nấm
  • Thực hiện xét nghiệm để tìm kháng thể đặc hiệu.

2. Điều trị nấm phổi

Bệnh nhân bị nấm phổi thường rất khó chẩn đoán, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm khác ở phổi bởi các biểu hiện của bệnh thường không điển hình và rất giống với triệu chứng của tình trạng viêm phổi khác.

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị bắt buộc đối với những bệnh nhân bị nấm phổi.

Đối với những trường hợp cấp cứu, người bệnh bị ho ra máu không kiểm soát, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp bơm tắc mạch máu để cầm máu. Động mạch phế quản cung cấp máu nuôi phổi thường được chọn là động mạch được làm tắc.

Khám bệnh
Bệnh nhân nấm phổi cần gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm

Phần lớn các bệnh nhân được chẩn đoán bị nấm phổi đều được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt phổi. Khi thực hiện phương pháp điều trị này, người bệnh có khả năng cao bị mất rất nhiều máu. Mục đích chính khi thực hiện phẫu thuật cắt phổi là cắt đi một phần thùy phổi hoặc một phần phổi có giới hạn - là nguyên nhân gây ra tình trạng ho ra máu. Chỉ cắt bỏ toàn bộ một lá phổi khi tình trạng tổn thương ở người bệnh đã lan rộng, u nấm đã lan ra một bên phổi hoặc toàn bộ phổi xung quanh u nấm bị tổn thương lao hủy hoại.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan