Cân nặng tốt, răng miệng sẽ tốt?

Duy trì sức khỏe răng miệng tốt là mục tiêu mà tất cả mọi người nên phấn đấu để đạt được mỗi ngày. Đánh răng, dùng chỉ nha khoa và thăm khám nha khoa thường xuyên là những cách quan trọng để chăm sóc răng luôn khỏe mạnh. Đồng thời, một chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát cân nặng hợp lý, phòng chống béo phì cũng có thể có tác động tích cực đến sức khỏe răng miệng.

1. Mối liên hệ đáng ngạc nhiên giữa cân nặng và sức khỏe răng miệng

Một nghiên cứu mới cho thấy những người thừa cân béo phì có nhiều khả năng mắc bệnh nha chu hơn. Các chuyên gia cho rằng đây là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm.

Một nghiên cứu khác được công bố cho thấy những người thừa cân, béo phì cũng có sức khỏe răng miệng kém hơn so với những người có cân nặng bình thường. Trong đó những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh nướu răng nghiêm trọng cao hơn gần 6 lần.

1 quan sát trên người trưởng thành với tỷ lệ 70% bị thừa cân hoặc béo phì cho thấy những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 23 trở lên mắc bệnh răng miệng và viêm nha chu nặng hơn những người có chỉ số BMI thấp. Thực tế thì số lượng bạch cầu và nồng độ protein phản ứng C (bằng chứng của tình trạng viêm trong máu) cũng cao hơn ở những đối tượng này.

Những kết quả nêu trên đã được giải thích rằng: Béo phì thường đi kèm với những thói quen không lành mạnh. Có thể cho rằng một số người béo phì thường không có thói quen chăm sóc cơ thể và răng miệng tốt như những người có thân hình cân đối. Ngoài ra, các bệnh nha chu có bản chất là bệnh truyền nhiễm, qua trung gian miễn dịch, người béo phì lại có cơ địa suy giảm miễn dịch nên sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh nướu răng và sâu răng hơn. Các kết quả của những nghiên cứu này như hồi chuông cảnh báo về 1 nguy cơ tiềm ẩn khác của béo phì, là động lực khuyến khích mọi người cố gắng giảm cân.

béo phì
Người béo phì có sức khỏe răng miệng kém hơn so với những người có cân nặng bình thường

2. Tại sao tình trạng răng miệng không khỏe có thể dẫn đến tăng cân, béo phì?

2.1 Tránh thực phẩm lành mạnh

Nếu răng và nướu bị đau thì mọi người thường sẽ tránh xa các loại thực phẩm khiến chúng đau nặng hơn. Thật không may, trong số đó lại bao gồm rất nhiều loại thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe. Những thực phẩm như trái cây tươi và rau quả rất khó ăn khi bị đau răng và nướu, đặc biệt là axit trong một số loại thực phẩm này cũng có thể gây đau cho nướu nhạy cảm. Trong khi đó, các loại thịt cũng có thể mắc kẹt giữa các răng, gây kích ứng răng và nướu nhiều hơn.

Chính vì những lý do trên nên khi bị tình trạng răng miệng không khỏe thì mọi người thường có xu hướng sử dụng thực phẩm chế biến nhiều hơn. Những thực phẩm chế biến chứa rất nhiều carbs không lành mạnh - đặc biệt là đường và chất béo. Những thứ này dễ ăn nhưng chúng có thể gây hại cho cơ thể và răng. Lượng đường bổ sung sẽ góp phần gây ra tình trạng sâu răng nặng hơn. Đồng thời với chế độ ăn kiêng như vậy thì sẽ rất dễ tăng cân.

2.2 Bỏ tập thể dục

Không những sử dụng thực phẩm không lành mạnh mà tình trạng răng miệng không khỏe còn khiến người bệnh có khuynh hướng bỏ tập thể dục.

Nướu răng là một bệnh nhiễm trùng mãn tính, giống như lúc nào cũng bị cảm lạnh hoặc cúm, khiến người bệnh bị thiếu hụt năng lượng kéo dài và không có hứng thú cho những buổi tập. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề cân nặng.

2.3 Phản ứng viêm góp phần tăng cân

Phản ứng viêm là sự tương tác phức tạp này giữa tình trạng béo phì, tiểu đường và sức khỏe răng miệng. Các protein gây viêm là tín hiệu quan trọng trong phản ứng miễn dịch của cơ thể, vì vậy khi bị nhiễm trùng mãn tính thì cơ thể sẽ tiết ra nhiều hợp chất gây viêm hơn. Các protein gây viêm này can thiệp vào một số hormone quan trọng - chẳng hạn như leptin - giúp cơ thể điều chỉnh việc sử dụng năng lượng và giảm cân. Hơn nữa, viêm nhiễm kéo dài cũng có thể góp phần gây ra mệt mỏi mãn tính, khiến người bệnh khó bắt đầu hoặc duy trì thói quen tập thể dục tốt.

Tình trạng viêm ngày nay có liên quan đến việc tăng cân trong tương lai. Đồng thời, các tế bào mỡ cũng giải phóng các protein gây viêm. Trên thực tế, không chỉ có chất béo khiến cơ thể dễ tăng cân mà còn có thể làm tăng phản ứng miễn dịch đối với vi khuẩn đường miệng, khiến tình trạng sức khỏe răng miệng trở nên tồi tệ hơn.

3. Giảm cân có giúp cải thiện sức khỏe răng miệng không?

Nếu bạn đang giảm cân theo 1 chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt bao gồm nước trái cây thay thế bữa ăn, cắt giảm tinh bột, chỉ ăn thực phẩm giàu chất xơ hoặc cắt bỏ các chất dinh dưỡng quan trọng thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hệ thống răng lợi suy yếu sẽ dễ dàng bị vi khuẩn thường trú trong khoang miệng tấn công và gây tổn thương.

Nếu đang cố gắng giảm cân, mọi người có thể nghĩ rằng nhai kẹo cao su là một cách tốt để ngăn mình ăn. Tuy nhiên, đối với một số người, việc này có thể khiến cơ thể thèm đường hơn nữa, đặc biệt là vì sử dụng đường giả. Do vậy, nếu lo lắng kẹo cao su có thể gây tăng cân không, câu trả lời thực sự là ở bản thân người đó. Mặt khác, ăn nhiều chất ngọt sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng.

Như vậy, mối tương tác giữa việc chăm sóc răng và việc kiểm soát cân nặng hay tình trạng béo phì chỉ là một số trong nhiều hậu quả mà sức khỏe răng miệng không tốt làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

chăm sóc răng
Có mối quan hệ đáng kể giữa cân nặng và sức khỏe răng miệng

4. Các biện pháp giảm cân tốt cho sức khỏe răng miệng

Lựa chọn thực phẩm thông minh, chú ý đến khẩu phần ăn và tập thể dục là những bước cơ bản mọi người có thể thực hiện để giảm cân. Đặc biệt, những thay đổi này có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn là chỉ đơn thuần cho vòng eo.

Những lựa chọn thực phẩm vừa đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, không gây tăng cân mà còn tốt cho sức khỏe của hàm răng bao gồm:

2.1 Trái cây và rau

Trái cây và rau nên chiếm gần một nửa đĩa trong bữa ăn của bạn. Đây đều là những thực phẩm chứa nhiều nước và chất xơ, không chỉ giúp cân bằng lượng đường tiêu thụ vào cơ thể mà còn làm sạch răng hiệu quả.

Đặc biệt, những loại thực phẩm này cũng giúp kích thích sản xuất nước bọt, rửa sạch các axit có hại và các mảnh thức ăn ra khỏi răng và giúp trung hòa axit, bảo vệ men răng khỏi sâu răng.

2.2 Ngũ cốc

Để tốt cho sức khỏe răng miệng mà vẫn giảm cân hiệu quả thì một nửa số ngũ cốc ăn vào nên là ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì hoặc ngũ cốc ít đường, chẳng hạn như bột yến mạch, bánh mì nguyên cám và gạo lứt.

2.3 Protein

Hãy lựa chọn protein nạc, chẳng hạn như thịt bò nạc, thịt gia cầm bỏ da và cá. Thay đổi các lựa chọn protein khác có thể bao gồm trứng, đậu Hà Lan và các loại đậu khác. Những loại thực phẩm giàu phốt pho này sẽ giúp giữ cho miệng khỏe mạnh và đồng thời cảm thấy no lâu hơn.

2.4 Sữa

Khi nói đến sữa, hãy chọn các loại thực phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo. Sữa và các sản phẩm từ sữa khác như pho mát và sữa chua ít đường đều rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, đây cũng là một nguồn dồi dào chứa protein và canxi, rất tốt cho răng và nướu khỏe mạnh.

Tóm lại, ăn uống và cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng thích hợp sẽ giúp cải thiện cuộc sống và sức khỏe răng miệng của mỗi người. Song song với đó, đừng quên những thói quen chăm sóc răng đúng cách khác để có một hàm răng rạng ngời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: diamonddentists.com, dentistrywithaheart.com, webmd.com, health.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

671 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan