Cái chết đen: Nỗi ám ảnh bệnh dịch hạch

Cái chết đen là nỗi ám ảnh bệnh dịch hạch xảy ra ở Châu Âu và Châu Á vào những năm giữa thế kỷ XIV. Đây là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất mà con người đã phải trải qua.

1. Bệnh dịch hạch là gì?

Bệnh dịch hạch đã lan đến châu Âu vào tháng 10 năm 1347, khi 12 con tàu từ Biển Đen cập cảng Messina của Sicilia. Mọi người có mặt ở bến cảng lúc đó đã gặp phải một điều kinh hoàng: hầu hết các thủy thủ trên những con tàu này đã chết, những người còn sống thì cũng đang bị bệnh nặng, toàn thân bao phủ bởi những nhọt đen rỉ máu và mủ. Chính quyền Sicilia đã nhanh chóng đưa hạm đồi tàu tử thần ra khỏi cảng, nhưng đã quá muộn. Căn bệnh chết người đó đã lây lan và giết chết hơn 20 triệu người ở châu Âu.

Bệnh dịch hạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người, nó chỉ đứng sau bệnh đậu mùa. Trong hàng trăm năm, nguyên nhân gây ra bệnh dịch hạch vẫn là điều bí ẩn và thậm chí nó bị che giấu trong những điều mê tín dị đoan. Nhưng dưới sự phát triển của khoa học, sự ra đời của kính hiển vi cuối cùng đã làm tiết lộ thủ phạm thực sử của căn bệnh chết người này. Năm 1894, Alexandre Yersin đã phát hiện ra loài vi khuẩn gây bệnh dịch hạch đó là Yersinia pestis.

Yersinia pestis là một loại vi khuẩn hình que cực kỳ độc hại, nó vô hiệu hóa hệ thống miễn dịch của vật chủ bằng cách tiêm chất độc vào trong các tế bào miễn dịch như đại thực bào, có nhiệm vụ phát hiện vi khuẩn xâm nhập. Một khi các tế bào này bị loại bỏ, vi khuẩn có thể nhân lên một cách nhanh chóng mà không bị cản trở.

vi khuẩn dịch hạch
Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch có hình que

Nhiều loài động vật có vú nhỏ đóng vai trò là vật chủ của loại vi khuẩn này, bao gồm: chuột, sóc, sóc chuột, chó thảo nguyên, và thỏ. Trong một chu kỳ, Yersinia pestis có thể lưu hành với tốc độ thấp trong quần thể động vật gặm nhấm, hầu như nó không bị phát hiện vì không tạo ra dịch.

Từ lâu, chuột đã được coi là véc tơ chính của dịch hạch, vì nó có mối liên hệ mật thiết với con người. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một con bọ chét sống trên chuột có tên là Xenopsylla cheopis, là nguyên nhân chủ yếu gây ra các trường hợp mắc bệnh dịch hạch ở người. Khi loài gặm nhấm bị chết vì bệnh dịch hạch, bọ chét sẽ nhảy sang một vật chủ mới, có thể là con người và nó truyền vi khuẩn Y.pestis cho họ. Sự lây truyền bệnh cũng có thể xảy ra qua việc xử lý mô hoặc máu của động vật bị nhiễm bệnh dịch hạch hoặc hít phải những giọt dịch tiết bị nhiễm bệnh trong không khí.

Bệnh dịch hạch đặc trưng bởi các hạch bạch huyết bị sưng đau, nổi nhiều ở quanh háng, nách hoặc cổ. Các vết loét trên da trở nên đen, do đó đại dịch hạch ở châu Âu được gọi là Cái chết đen. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dịch hạch có chuyển sang viêm phổinhiễm trùng máu gây tử vong với tỷ lệ rất cao.

tử vong
Bệnh dịch hạch có khả năng gây tử vong rất lớn

2. Cái chết đen hoành hành ở châu Âu

Trước khi những chiếc tàu tử thần của người Viking trôi dạt vào cảng Messina, nhiều người châu Âu đã nghe tin đồn về một đại dịch chết chóc đang lưu hành trên các tuyến đường thương mại của Cận Đông và Viễn Đông. Đúng vậy, vào đầu những năm 1340, căn bệnh này đã tấn công Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Syria và Ai Cập.

Tuy nhiên, người châu Âu vẫn chưa được chuẩn bị cho thực tế kinh hoàng của Cái chết đen. Máu và mủ chảy ra từ những vết sưng kỳ lạ, theo sau đó là một loạt các triệu chứng khó chịu khác như sốt, ớn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức khủng khiếp và sau đó, chỉ trong một thời gian ngắn, họ tử vong.

Cái chết đen quả thật rất đáng sợ, việc lây nhiễm cảm giác xảy ra rất dễ dàng, người dân cảm giác chỉ đơn thuần là chạm vào quần áo của người bệnh là đã có thể bị nhiễm bệnh rồi. Bệnh cũng lây lan một cách khủng khiếp, có người hoàn toàn khỏe mạnh khi đi ngủ vào ban đêm, đến sáng có thể họ đã chết. Bệnh dịch hạch trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân thời bấy giờ.

Nôn
Bệnh nhân bị dịch hạch trải qua nhiều đau đớn trước khi tử vong

3. Hiểu về cái chết đen

Vào thời điểm đại dịch cái chết đen hoành hành ở châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới, người ta chưa biết đến nguyên nhân thật sử của nó, cách thức nó lây truyền, không biết cách phòng tránh và chữa trị. Chính vì vậy họ rất sợ hãi trước căn bệnh dịch này.

Ngày nay, chúng ta đã hiểu rằng Cái chết đen có nguyên nhân là do bệnh dịch hạch gây ra. Vi khuẩn Yersinia pestis di chuyển từ người này sang người khác thông qua không khí, hay qua vết cắn của bọ chét và chuột bị nhiễm bệnh. Cả bọ chét và chuột đều có thể được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên lãnh thổ Châu Âu thời trung cổ. Nhưng chúng đặc biệt có nhiều trên các loại tàu, đây cũng chính là cách mà căn bệnh dịch hạch chết người này đã đến qua một thành phố cảng Châu Âu.

Không lâu sau khi bệnh dịch hạch tấn công vào cảng Messina, Cái chết đen đã lan đến cảng Brussilles của Pháp và cảng Tunis ở Bắc Phi. Để rồi sau đó nó đến Rome và Florence, đây là hai thành phố ở trung tâm của một mạng lưới các tuyến đường thương mại phức tạp. Từ đây, nó lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới, đến giữa năm 1348, bệnh dịch hạch đã tấn công đến Paris, Bordeaux, Lyon và London.

Lúc đó, không ai biết chính xác cái chết đen đã truyền từ người này sang người khác như thế nào và không ai biết cách phòng ngừa hay điều trị. Thậm chí có bác sĩ cho rằng cái chết tức thời xảy ra khi một linh hồn người bệnh không thoát ra sẽ tấn công người khỏe mạnh đứng gần và nhìn vào người bệnh.

Có nhiều biện pháp quái lạ đã được đưa ra. Như các bác sĩ đã tiến hành hút máu và đun sôi, đây là một việc làm cực kỳ nguy hiểm và mất vệ sinh. Các hành vi mê tín dị đoan như đốt các loại thảo mộc có hương thơm và tắm trong nước hoa hồng hoặc giấm có thể phòng bệnh.

tế bào máu cuống rốn
Nhiều biện pháp quái lạ được đưa ra để chữa bệnh

Cùng lúc đó, trong cơn hoảng loạn, có nhiều người khỏe mạnh đã làm tất cả những gì có thể để tránh xa những người đang bị bệnh. Các bác sĩ từ chối gặp bệnh nhân, các linh mục từ chối quản lý các nghi thức tang lễ, các chủ cửa hàng đã đóng cửa hàng. Nhiều người chạy trốn khỏi các thành phố để về nông thôn với hy vọng sẽ thoát khỏi đại dịch cái chết đen. Nhưng ngay cả ở đó, họ cũng không thể thoát khỏi căn bệnh này: bệnh dịch hạch thậm chí còn gây ảnh hưởng đến cả bò, cừu, dê, lợn và gà.

Trên thực tế đã có rất nhiều con cừu đã chết dẫn tới hậu quả thiếu hụt len châu Âu. Và nhiều người trong lúc tuyệt vọng, để tự cứu mình họ có thể bỏ rơi cả những người thân yêu đang bị bệnh và sắp chết.

Thậm chí, có nhiều người còn cho rằng Cái chết đen chính là hình phạt thiêng liêng, là quả báo cho những tội lỗi chống lại Thiên Chúa như sự tham lam, báng bổ, gian dâm, trần tục và dị giáo. Theo họ, cách duy nhất để vượt qua bệnh dịch là giành lấy sự tha thứ của Chúa. Một số người tiên rằng cách để làm được điều đó là thanh trừng các cộng đồng dị giáo và những kẻ gây rối khác. Chính vì vậy mà hàng ngàn người Do Thái đã bị tàn sát vào năm 1348 và 1349.

Đại dịch cái chết đen hoành hành ở châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới đã chấm dứt vào năm 1350, tuy nhiên bệnh dịch hạch vẫn xuất hiện trở lại sau một vài thế hệ trong nhiều thế kỷ. Việc vệ sinh sạch sẽ và thực hành y tế công cộng đã giúp làm giảm thiểu tác động của bệnh rất nhiều nhưng vẫn không thể loại trừ được.

Bài viết tham khảo nguồn: history.com, cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

114.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan