Các triệu chứng cảnh báo bệnh giang mai

Bệnh giang mai diễn biến qua 4 giai đoạn, các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào từng giai đoạn. Tuy nhiên các triệu chứng có thể không tiến triển theo cùng một thứ tự nhất định. Bạn có thể bị nhiễm bệnh mà không có bất kỳ dấu hiệu nào.

1. Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Thông qua các vết thương hở, vết trầy xước trên da, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục nhưng cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con.

Đặc điểm bệnh giang mai giai đoạn đầu
Bệnh giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

2. Triệu chứng cảnh báo bệnh giang mai

Các triệu chứng của bệnh giang mai phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, bao gồm:

  • Giai đoạn thứ nhất: xuất hiện vết loét nhỏ xung quanh dương vật, hậu môn, âm đạo hoặc trực tràng, một số hiếm khác xuất hiện trong hoặc xung quanh miệng. Hầu hết mọi người sẽ không nhận thấy được vết loét này bởi nó thường không gây đau và có thể tự lành từ 3-6 tuần dù có được chữa trị hay không. Khi vết loét biến mất, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị bệnh nhằm tránh tình trạng chuyển nặng.
  • Giai đoạn thứ hai: ở giai đoạn này, người bệnh có thể phát ban, sưng hạch bạch huyết và sốt. Tình trạng phát ban sẽ bắt đầu từ thân và từ từ bao phủ cả cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và bàn chân, không ngứa. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, đau họng, nhức đầu, sụt cân, sưng hạch và đau cơ hoặc rụng tóc. Thêm vào đó, người bệnh ở giai đoạn này cũng có thể bị đau miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Những triệu chứng ở giai đoạn này có thể biến mất kể cả khi bạn không được chữa trị. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn nếu việc điều trị không đúng cách.
  • Giai đoạn thứ ba: nếu người bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ tiến triển đến giang mai thần kinh và giang mai thị giác. Ở giai đoạn này, người bệnh không thể lây nhiễm cho người khác, tuy nhiên mẹ vẫn có thể truyền bệnh sang con. Thường ở giai đoạn này, người bệnh sẽ không thấy bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh. Nếu không được chữa trị, bạn có thể tiếp tục mang bệnh giang mai trong cơ thể nhiều năm mà không có dấu hiệu hay triệu chứng nào. Nếu bạn không được điều trị ngay lập tức, các triệu chứng có thể sẽ tạm thời biến mất nhưng nó sẽ quay trở lại. Điều này có thể xảy ra trong một năm. Ngay cả khi các triệu chứng của bệnh không quay trở lại, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể bạn. Bệnh giang mai sẽ trở nên tồi tệ hơn, và bạn vẫn có thể lây nhiễm cho bạn tình.
  • Giai đoạn thứ tư: đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm của bệnh giang mai. Khi đã ở giai đoạn này, nhiều cơ quan trên cơ thể có thể sẽ bị tác động và ảnh hưởng, bao gồm tim, tế bào máu, não và hệ thần kinh. Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng từ 10 đến 30 năm sau khi bị lây nhiễm. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ gây tổn thương các cơ quan và có thể dẫn đến tử vong, phá hủy hệ thống thần kinh.
  • Giang mai thần kinh và giang mai thị giác: người mắc bệnh giang mai không được điều trị, có thể gây tổn thương não, hệ thần kinh ( giang mai thần kinh ) hoặc mắt ( giang mai thị giác). Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm: Vấn đề về não (thần kinh); Nhiễm trùng, viêm màng quanh não và tủy sống; Tê; Điếc; Vấn đề về thị giác hoặc mù lòa; Thay đổi tính cách; Sa sút trí tuệ; Bệnh van tim; Chứng phình động mạch...

Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có thể truyền bệnh sang thai nhi. Bác sĩ gọi đây là bệnh giang mai bẩm sinh. Nếu không được điều trị, thai có nguy cơ cao bị chết lưu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong cao.

Hầu hết trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai không có triệu chứng nào. Một số có thể bị phát ban ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai thường có các biểu hiện bệnh sau:

  • Gan to bất thường
  • Vàng da
  • Viêm tuyến
  • Xương phát triển bất thường
  • Não bị ảnh hưởng

3. Đối tượng nào nên thực hiện xét nghiệm giang mai?

Bất kỳ người nào có dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo bệnh giang mai đều cần thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh. Ngoài ra, bất cứ ai quan hệ tình dục, trong trường hợp bạn tình được chẩn đoán mắc bệnh giang mai, bạn nên thực hiện xét nghiệm bệnh.

Một số trường hợp nên được xét nghiệm (sàng lọc) bệnh giang mai ngay cả khi họ không có triệu chứng.

Ngoài ra, một số trường hợp sau cần thường xuyên kiểm tra bệnh giang mai, bao gồm:

  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới (MSM);
  • Những người bị HIV và có quan hệ tình dục
  • Những người đang dùng PrEP ( thuốc dự phòng HIV) để phòng ngừa HIV.
phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm giang mai để tránh lây nhiễm sang thai nhi

4. Phòng ngừa bệnh giang mai

Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh giang mai khi quan hệ tình dục không an toàn. Cách tốt nhất để tránh lây truyền các bệnh qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh giang mai là tránh quan hệ tình dục khi chưa biết rõ về tình trạng sức khỏe của bạn tình.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể thực hiện theo một số hướng dẫn sau đây:

  • Kiểm tra sức khỏe toàn diện
  • Sử dụng bao cao su phòng lây nhiễm bệnh giang mai, tránh tiếp xúc trực tiếp với các vết loét.

Bệnh giang mai có thể được trị dứt điểm bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng. Tuy nhiên, việc chữa trị có thể sẽ không phục hồi được bất cứ tổn thương nào do bệnh gây ra nếu bệnh không được điều trị trong một thời gian dài.

Nguồn tham khảo: Webmd.com; Cdc.gov

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

269.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan