Các thuốc điều trị bệnh do amip

Bệnh amip do một loại ký sinh trùng đơn bào gây ra, có thể không có triệu chứng hoặc gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như tiêu chảy, đau bụng... Chính vì vậy cần phải dùng thuốc điều trị amip sớm và kịp thời để tránh gây ra các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.

1. Bệnh do amip có nguy hiểm không?

Bệnh do amip do vi khuẩn Entamoeba histolytica gây ra, lây truyền qua đường phân, miệng và thường lây nhiễm khi ăn phải các bào nang ở nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.

Đặc trưng của căn bệnh này là xuất hiện các triệu chứng tổn thương của đại tràng: đau quặn bụng từng cơn ở vùng hố chậu phải, mót rặn và đi ngoài nhiều lần, phân nhầy có máu, ...

Nếu người bệnh không được điều trị amip cấp tính kịp thời thì sẽ chuyển sang thành bệnh amip mạn tính.

Ngoài ra, bệnh do amip còn có thể gây ra các biến chứng viêm phúc mạc do bị thủng ruột, u amip đại tràng, chảy máu ruột, sa niêm mạc trực tràng, polyp đại tràng, viêm ruột thừa do amip. Đây là những biến chứng nặng, nếu không dùng thuốc điều trị amip và các biện pháp hỗ trợ khác thì tỷ lệ gây ra tử vong cho người bệnh là rất cao.

2. Bệnh do amip được chẩn đoán như thế nào?

Cách chẩn đoán xác định:

  • Người bị mắc bệnh do amip thường có tình trạng đại tiện giả và không bị sốt
  • Khi đi đại tiện, phân thường có nhầy máu riêng lẻ màu trong, dính bô, không kèm máu
  • Khi thực hiện soi đại tràng ở những người bệnh này thì niêm mạc sẽ ít xung huyết, nhiều chất nhầy trong, ổ loét như cúc áo và lác đác xuất hiện ở trong niêm mạc.

Cách chẩn đoán phân biệt:

Khi bị mắc bệnh do amip thì cần phải tiến hành thăm khám để chẩn đoán phân biệt lỵ amip cấp với các bệnh có những biểu hiện tương tự như ung thư đại tràng, ruột kích thích, lỵ trực khuẩn, áp xe túi cùng Douglas.

3. Các thuốc điều trị bệnh do amip

Nguyên tắc sử dụng thuốc:

  • Với những người bệnh ở vùng có bệnh lưu hành thì tình trạng người mang tế bào nang mà không có triệu chứng là rất phổ biến. Tuy nhiên, với những người bệnh ở vùng không có bệnh lưu hành thì người mang bào năng không có triệu chứng cần phải được điều trị bằng các loại thuốc diệt amip trong lòng ruột để làm giảm nguy cơ lây truyền và dự phòng tình trạng amip thể cấp tính xâm nhập.
  • Điều quan trọng trong việc dùng thuốc điều trị amip là cần phải tiêu diệt được hết nguyên nhân gây bệnh
  • Người bệnh khi sử dụng với thuốc điều trị lỵ amip thì họ cần phải điều trị giảm đau, nhiễm khuẩn mắc kèm và khắc phục biến chứng xảy ra.

Với điều trị diệt amip:

  • Để có thể tiêu diệt amip ở thể hoạt động và thể kén trong các mô của người bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc như Metronidazol, Tinidazole, Secnidazole hoặc Flagentyl
  • Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm amip ở thể hoạt động thì cần phải được sử dụng Emetin dehydro theo đường tiêm bắp. Sau khi ngưng sử dụng Amitin thì người bệnh vẫn phải tiếp tục điều trị đủ bằng Metronidazol. Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác như Amino quinolin, Amodiaquine nhưng ít khi được sử dụng.
  • Ngoài ra, thuốc diệt amip trong lòng ruột được dùng nhiều nhất hiện nay gồm có Chiniofon và Intetrix. Hoặc đôi khi người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc Diloxanide furoate như Diodohydroquin hoặc Emetin dehydro.

Với điều trị làm giảm đau và điều trị nhiễm khuẩn phối hợp:

  • Khi bệnh nhân bị lỵ amip mà có biểu hiện đau nặng thì có thể được sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ trơn hoặc băng se niêm mạc như Atropin, Smecta, Papaverin. Lưu ý, liều lượng sử dụng cho trẻ em và người lớn sẽ khác nhau.
  • Với việc điều trị các biến chứng và phòng bệnh
  • Nếu người bệnh bị viêm ruột thừa, thủng đại tràng thì cần phải phẫu thuật ngay lập tức
  • Nếu bệnh nhân bị chảy máu đại tràng thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng Transamin mỗi ngày từ 750-2000mg.
  • Ngoài ra, người dân cần phải được giáo dục về an toàn vệ sinh khi ăn uống, thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi và sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa lỵ amip
  • Đồng thời cần phải đảm bảo vệ sinh nguồn nước ăn, nước sinh hoạt và nguồn nước uống với nước thải để tránh tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh do amip

Với Metronidazol:

  • Đây là kháng sinh điều trị lỵ amip, loại thuốc đại diện cho việc chống vi khuẩn và ký sinh trùng đơn bào, được dùng trong điều trị bệnh amip thể cấp tính xâm nhập và thể kén
  • Đối với người bệnh bị amip cấp: người lớn và trẻ em có thể sử dụng thuốc từ 5 đến 10 ngày với liều lượng tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc theo tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm. Sau đó được điều trị bằng thuốc diệt amip tại ruột như Diloxanid. Nếu người bệnh không thể dùng bằng đường uống thì có thể được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch cho tới khi điều trị thuốc bằng đường uống để đảm bảo đủ liều, sau đó mới tiến hành điều trị với thuốc diệt amip tại ruột.
  • Đối với thuốc Metronidazol dạng viên nén, người bệnh cần phải sử dụng kết hợp với nước trong hoặc sau bữa ăn. Với Metronidazol dạng hỗn hợp thì cần phải uống trước bữa ăn 1 ngày.
  • Khi sử dụng thuốc có thể người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ phổ biến như nôn, buồn nôn, có vị kim loại khó chịu, rối loạn tiêu hóa,.... Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn như ngủ gà, nhức đầu, choáng váng, mất khả năng điều hòa vận động,... Lưu ý, cần ngưng sử dụng thuốc khi người bệnh có triệu chứng lú lẫn, chóng mặt, mất điều hòa.

Với Diloxanid:

  • Là loại thuốc được lựa chọn để điều trị amip khi đã chuyển sang thể kén và không xuất hiện những triệu chứng lâm sàng ở những vùng không có dịch bệnh lưu hành. Thuốc được sử dụng sau khi bệnh nhân đã được điều trị với Metronidazol để diệt amip ở thể hoạt động bên trong ruột.
  • Khi điều trị người bệnh mang kén amip không có triệu chứng: người lớn có thể sử dụng thuốc trong khoảng 10 ngày. Trong trường hợp cần thì có thể sử dụng kéo dài lên đến 20 ngày. Đối với trẻ em thì khuyến cáo sử dụng trong vòng 10 ngày.
  • Khi điều trị lỵ amip cấp: người bệnh cần được sử dụng thuốc Metronidazol trước, sau đó dùng Diloxanide furoat với cách dùng như trên
  • Khi sử dụng thuốc, người bệnh cũng xuất hiện những tác dụng không mong muốn như: đầy hơi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, co cứng bụng, ...
  • Ngoài các loại thuốc điều trị amip thì người bệnh khi bị đau bụng nhiều do co thắt đại tràng còn có thể sử dụng kết hợp bằng các loại thuốc giảm đau, Papaverin, Atropin, ...

Để phòng ngừa bệnh do amip thì mọi người cần chú ý vệ sinh ăn uống, tránh tình trạng nhiễm kén amip vào nước uống, thức ăn, khi sử dụng rau quả tươi phải rửa sạch và khử khuẩn. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích cho người đọc có thêm được kiến thức trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh do amip. Lưu ý, việc điều trị cần phải điều trị đúng, dứt điểm để tránh tình trạng bệnh tiến triển thành mãn tính và gây ra các biến chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan