Các nguyên nhân có thể gây tử vong khi gây mê

Bài viết được tư vấn chuyên môn Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Ngát - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hiện nay, dù khoa học đã rất tiến bộ và ngành y học cũng đã hiểu rất rõ về cơ chế gây mê thế nhưng vẫn chưa thể chắc chắn hay tiên lượng chính xác những tai biến, phiền nạn mà bệnh nhân có thể gặp phải khi được gây mê. Một trong những tai biến nặng nề nhất khi gây mê là tử vong.

1. Kiểm soát đường thở

Việc kiểm soát đường thở là yếu tố then chốt trong quá trình gây mê hồi sức. Nếu như bệnh nhân bị thiếu oxy có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Thiếu oxy sau khoảng 4 – 6 phút, bệnh nhân sẽ bị chết não, thời gian lâu hơn có thể bị ngừng tim. Đường thở phải luôn được đảm bảo, với gây mê toàn thân, người ta dùng ống nội khí quản để đảm bảo việc thở của bệnh nhân.

Nếu như ống nội khí quản bị đặt sai vị trí vào thực quản, oxy sẽ không đi được vào phổi và chỉ sau thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ bị tím tái và có thể bị ngừng tim. Tuy nhiên, hiện nay khi nhiều dụng cụ, máy móc được sử dụng thì nguy cơ đặt sai ông nội khí quản đã giảm rất nhiều.

Không đánh giá được cấu trúc giải phẫu bất thường của bệnh nhân cũng có thể khiến việc đặt nội khí quản trở nên khó khăn hoặc có thể không thực hiện được. Từ đó, việc cố gắng đặt nội khí quản nhiều lần cũng sẽ khiến chấn thương đường thở, gây cản trở việc thở. Trong tình huống này, nếu không kịp thời mở khí quản để cấp cứu, bệnh nhân có thể sẽ tử vong vì thiếu khí oxy.

Hiện nay có rất nhiều những dụng cụ mới để hỗ trợ những tình huống khẩn cấp như vậy. Có thể kể đến những dụng cụ như ống nội soi phế quản bằng sợi quang học, mặt nạ đường thở thanh quản LMA. Những dụng cụ giúp mở đường hô hấp trên và giúp bệnh nhân được thông khí tạm thời.

Trường hợp sặc hay hít phải thức ăn từ dạ dày đôi khi cũng là nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân. Những bệnh nhân có thai hay bị béo phì nặng hoặc nạn nhân bị chấn thương và những bệnh nhân bị tắc ruột đều có một dạ dày chứa đầy thức ăn. Sử dụng thuốc khởi mê hay gây liệt nhanh và động tác đè nhẹ vào cổ sẽ đề phòng việc thức ăn bị trào ngược từ dạ dày lên phía thực quản, từ đó sẽ làm giảm sự sặc hít đến mức tối thiểu.

2. Tồn dư của thuốc giãn cơ gây liệt cơ hô hấp

Đây là hiện tượng được gọi là tái giãn cơ.Trong lúc gây mê, để thuận lợi hơn cho quá trình gây mê phẫu thuật bệnh nhân được sử dụng thuốc giãn. Sau phẫu thuật lượng thuốc giãn cơ có thể tồn dư gây liệt cơ khiến bệnh nhân không thể tự thở được dẫn đến thiếu oxy.

3. Dùng các thuốc an thần mạnh

Việc dùng thuốc an thần mạnh cũng là một nguyên nhân có thể gây tử vong rất thường gặp. Thuốc an thần mạnh có tác dụng để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn khi phải thực hiện những phẫu thuật “nhỏ”. Không chỉ có tác dụng an thần, thuốc này còn có thể gây ức chế sự hô hấp khiến bệnh nhân ngưng thở và bị thiếu oxy.

4. Phương pháp “Giảm đau thức tỉnh”

Giảm đau thức tỉnh là giảm đau nhưng chỉ gây cảm giác thư giãn tâm thần mà không khiến người bệnh mất ý thức. Tuy nhiên, hai tình trạng có ranh giới rất mong manh và liều lượng sử dụng an toàn với mỗi bệnh nhân là khác nhau.

hôn mê
Giảm đau thức tỉnh có liều lượng sử dụng an toàn là khác nhau với mỗi tình trạng bệnh nhân

5. Tràn khí màng phổi

Máy thở bị hoạt động sai lệch dẫn đến không cung cấp khí thở một cách thích hợp cho người bệnh.

Sự tăng áp lực trong phổi có thể làm rách phổi, áp suốt đó có thể gia tăng bên ngoài phổi và đè ép lên mạch máu có chức năng đem máu về tim và làm giảm cung lượng tim. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không phát hiện tràn khí màng phổi và kịp thời đặt ống dẫn lưu.

Tràn khí màng phổi không phải trường hợp được chẩn đoán dễ dàng. Những bệnh nhân bị chấn thương có nguy cơ tràn khí màng phổi rất cao. Những nguyên nhân khác có thể màng phổi bị thủng khi đâm kim vào các mạch máu lớn.

6. Hệ tuần hoàn

Bệnh nhân có thể bị mất máu khi phẫu thuật và các bác sĩ gây mê phải bù đầy đủ lượng máu và dịch đã bị mất. Cần phải tiên lượng việc mất nhiều máu và dịch để có thể dự trù cũng như đặt đường truyền tĩnh mạch.

Dùng quá liều thuốc gây mê bốc hơi và gây mê tĩnh mạch có thể sẽ làm tim ngừng đập. Các bệnh nhân có những đáp ứng hơi khác nhau với thuốc gây mê.

7. Phản ứng dị ứng

Phản ứng dị ứng thuốc là nguyên nhân thường đe doạ tính mạng. Tuy nhiên, thuốc gây mê bốc hơi thì thường ít gây phản ứng này. Các thuốc gây dị ứng có thể làm tụt huyết áp, thở khò khè và dẫn đến mất khả năng tự thở.

Các thuốc khác dùng phối hợp như thuốc giãn cơ, thuốc gây mê tĩnh mạch, kháng sinh có thể gây ra phản ứng quá mẫn.

Latex cũng có thể là nguyên gây ra phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng.

Vị trí tiêm tĩnh mạch
Dùng phối hợp các loại thuốc có thể gây ra phản ứng dị ứng

8. Tăng thân nhiệt ác tính (Malignant Hyperthermia=MH)

Bệnh nhân bị sốt cao, nhịp tim đập tăng, cứng cơ và có thể tử vong khi gây mê. Vấn đề này là do di truyền, là hậu quả của khiếm khuyết trong các chuyển hoá của cơ vân khi phải tiếp xúc với một vài thuốc gây mê toàn thân hay thuốc gây liệt.

9. Tăng Potassium sau khi sử dụng Succinylcholine

Tăng potassium có khả năng dẫn đến tử vong khi dùng succinylcholine ở nạn nhân bị bỏng, chấn thương, tổn thương tuỷ sống. Điều ít được nhận biết chính là hiện tượng này có thể xảy ra vào thời điểm nhiều tuần sau chấn thương với những bệnh nhân bất động.

10. Thuốc gây tê tại chỗ

Nếu như các thuốc gây tê tại chỗ được tiêm vào máu với liều lượng nhiều, bệnh nhân sẽ bị co giật và bị ngừng tim. Các chuyên gia gây mê cần hiểu rất rõ về vấn đề này để có thể chẩn đoán nhanh chóng và cấp cứu để tránh được tử vong.

Ngừng tim
Thuốc gây tê tại chỗ tiêm không đúng liều cũng có thể khiến bệnh nhân ngừng tim

11. Những vấn đề về máy móc

Người sử dụng phải tuân thủ danh sách kiểm tra (checklist) trước khi đi vào vận hành máy móc. Việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện được hầu hết các vấn đề về máy móc tránh gây hậu quả cho bệnh nhân.

12. Yếu tố con người

Gây mê thời hiện đại còn gồm rất nhiều vấn đề khác ngoài việc dùng thuốc. Chuyên gia gây mê cần có kiến thức và phải tiên lượng, phản ứng nhạy bén với thay đổi có thể xảy ra trong phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa gây mê cùng các chuyên viên gây mê luôn phải được huấn luyện thật kỹ lưỡng trước khi thực hành.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan