Các điều kiện làm thay đổi não bộ

Não bộ có thể được thay đổi theo cách tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào yếu tố tác động vào nó. Các chứng bệnh như trầm cảm, đột quỵ, đau nửa đầu và một số chứng rối loạn điển hình khác có thể làm giảm chức năng não bộ. Trong khi thiền và tập thể dục có thể giúp tăng cường trí nhớ và kết nối giữa các tế bào não.

1. Chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)

Cảm giác đau buồn có thể khiến não kích hoạt phản ứng “chiến hay chạy”. Hầu hết mọi người tự phục hồi, chỉ có một số bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, làm thay đổi não bộ. Cụ thể, PTSD khiến hạch hạnh nhân (phần não kiểm soát cảm xúc) trở nên hoạt động quá mức. Ngoài ra, nó còn làm giảm hoạt động của vỏ não trước, khu vực ra quyết định và có thể thu nhỏ hồi hải mã, cơ quan chịu trách nhiệm về ký ức.

2. Trầm cảm

Bộ não thay đổi có thể xảy ra đối với người bị trầm cảm. Nó có thể làm giảm hoạt động của một số vùng não, kể cả thùy trán, nơi quyết định các vấn đề như lý luận, tính cách và khả năng phán đoán.

Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ những người trầm cảm bị viêm não cao hơn khoảng 30% so với người thường. Điều này có thể dẫn đến mất tế bào não, khiến các vấn đề về trí nhớ và chứng mất trí nhớ dễ xảy ra hơn.

3. Đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần của não bộ bị ngừng lại. Nó có thể gây tổn thương não vĩnh viễn, tàn tật, thậm chí là tử vong. Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào vị trí xảy ra đột quỵ. Nếu ở bán cầu trái, bạn có thể bị yếu hoặc liệt phần bên phải của cơ thể, gặp khó khăn trong việc nói chuyện. Nếu ở bán cầu phải, nó có thể gây yếu và tê liệt phần cơ thể bên trái.

4. Rối loạn sử dụng rượu

Lạm dụng rượu có thể làm thay đổi não bộ như gây mờ mắt, nói lắp và mất trí nhớ. Điều này xảy ra là vì rượu có thể giết chết các tế bào não. Theo thời gian, nó gây chết rất nhiều tế bào não và biểu hiện bằng cách triệu chứng rõ rệt.

Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng nghiện rượu có thể làm thu nhỏ kích thước của hồi hải mã, khu vực có vai trò quan trọng đối với việc học tập và trí nhớ.

Thay đổi não bộ
Lạm dụng rượu có thể làm thay đổi não bộ

5. Tâm thần phân liệt

Bộ não thay đổi ở người bị tâm thần phân liệt. Họ không có chất xám và chất trắng như người bình thường. Chất trắng nằm sâu trong não là nơi thông tin được truyền đi. Chất xám bao quanh nó giúp xử lý thông tin. Ở người bị tâm thần phân liệt, chất xám có xu hướng mất trước và chất trắng mất dần theo thời gian.

6. Bệnh Alzheimer

Não bộ chứa các tế bào thần kinh, chúng “giao tiếp” với nhau thông qua các tín hiệu hóa học, tín hiệu điện và gửi thông điệp đến phần còn lại của cơ thể.

Tuy nhiên, ở người mắc bệnh Alzheimer, khả năng “giao tiếp” này bị gián đoạn do có sự phân hủy xuất phát từ sự tích tụ hai loại protein là amyloid và tau.

7. Chứng đau nửa đầu

Người bị đau nửa đầu có hệ thống dẫn truyền thần kinh phản ứng quá mức với các yếu tố kích hoạt như căng thẳng hoặc ánh sáng chói. Điều này tạo ra một làn sóng hoạt động, khiến cho các chất hóa học thu hẹp các mạch máu não, gây nên đau đầu và các triệu chứng khác. Theo thời gian, chứng đau nửa đầu mãn tính có thể gây mất dần chất xám và chất trắng.

8. Phình động mạch não

Phình động mạch não thường xảy ra ở các động mạch ở đáy não. Các túi phình bị rò rỉ hoặc vỡ có thể gây chảy máu não, thường bắt đầu với triệu chứng đau đầu, sau có thể buồn nôn, co giật và tử vong.

9. Chấn động não

Bất kỳ các chấn thương vùng đầu nào như va chạm xe hơi hoặc va chạm vào đầu, đều có thể gây ra chấn động não. Trong quá trình va chạm, não trượt và va chạm vào bên trong hộp sọ, gây bầm tím não và rách các mô thần kinh. Va chạm cũng có thể làm xáo trộn sự cân bằng các chất hóa học trong não, gây hại cho chức năng tế bào thần kinh và gây viêm. Mặc dù não thường có khả năng tự hồi phục, nhưng chấn động nhiều lần có thể gây ra các tổn thương lâu dài.

Thay đổi não bộ
Chứng đau nửa đầu có thể làm thay đổi não bộ

10. Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực có thể là kết quả của sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh. Đây là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tâm trạng, giấc ngủ và trí nhớ. Ví dụ, quá nhiều chất dẫn truyền thần kinh noradrenaline có thể gây hưng cảm, trong khi quá ít có thể là yếu tố gây nên bệnh trầm cảm.

11. Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng (MS) có thể khiến hệ miễn dịch tấn công vào các dây thần kinh trong não và tủy sống. Sau đó, cơ thể phát tín hiệu làm các tế bào bạch cầu gây hại cho myelin, lớp cách nhiệt xung quanh dây thần kinh. Điều này gây tổn thương dây thần kinh và làm gián đoạn quá trình truyền đạt thông tin đến và đi từ não. Theo thời gian, các mô sẹo sẽ hình thành trên dây thần kinh và tạo ra các tổn thương dẫn đến các vấn đề về thị lực, tê, run tay chân,...

12. Rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD)

Những người mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) có lượng chất trắng và chất xám có trong não bộ ít hơn người bình thường. Một số khu vực ở não cũng mất nhiều thời gian hơn để hình thành.

Ngoài ra, mạng lưới các tế bào thần kinh cũng hoạt động theo một cách khác. Chúng truyền tín hiệu trong não và đóng một vai trò đối với khả năng chú ý và tập trung.

13. Thiền

Thiền có thể giúp giảm bớt căng thẳng, làm cơ thể trở nên tĩnh tâm hơn, nó còn giúp thay đổi não bộ. Ngồi thiền trong 2 tháng có thể giúp tăng lượng chất xám. Nó cũng giúp tăng cường kết nối giữa các tế bào não và làm dịu chứng viêm, bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer.

14. Tập thể dục

Vận động rất tốt cho não bộ. Tập thể dục giúp bơm máu lên não để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Nó cũng kích thích giải phóng các protein giữ cho các tế bào não khỏe mạnh và phát triển các tế bào mới. Ngoài ra, nó còn giúp phát triển các vùng não điều tiết khả năng suy nghĩ và trí nhớ.

Có rất nhiều điều kiện làm thay đổi não bộ theo hướng tích cực, bạn hãy áp dụng bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong trường hợp mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến não bộ, người bệnh cần đi khám và nhờ sự tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

929 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan