Các đặc điểm nhận diện điện tâm đồ bình thường ở trẻ em

Điện tâm đồ viết tắt là ECG là một đường cong ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ra trong khi hoạt động co bóp. Điện tâm đồ bình thường ở trẻ em có thể cho thấy tốc độ và nhịp điệu của tim cũng như cung cấp những bằng chứng gián tiếp về lưu lượng máu đến tim.

1. Điện tâm đồ được thực hiện như thế nào?

Điện tâm đồ là một xét nghiệm đơn giản, không gây đau đớn và có giá trị trong chẩn đoán nhiều bệnh tim mạch như loạn nhịp tim, đau thắt ngực, bệnh van tim,...

Điện tâm đồ được thực hiện bằng máy đo điện tâm đồ gồm:

  • Các điện cực được lắp vào cổ tay, cổ chân và ngực (vùng tim) của bệnh nhân.
  • Máy sẽ phát hiện, khuếch đại những xung điện xuất hiện từ mỗi nhịp tim và ghi chúng lại vào giấy in hoặc máy tính.
  • Nhịp đập của tim cũng sẽ được ghi lại bởi những điện cực khác nhau.
  • Các điện cực ở các phần khác nhau của cơ thể phát hiện các xung điện phát ra từ các hướng khác nhau trong tim.
  • Mỗi điện cực đều cho ra những dạng sóng bình thường của nó.
  • Những rối loạn nhịp tim sẽ tạo ra các sóng bất thường trên điện tâm đồ.

Hiện nay, ở các bệnh viện hầu như điện tâm đồ được coi là một xét nghiệm thường quy trong việc thăm khám và chẩn đoán bệnh. Hơn nữa, điện tâm đồ còn là một trong những xét nghiệm được áp dụng tương đối rộng rãi tại các bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh nhằm sàng lọc và tầm soát các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Điện tâm đồ
Điện tâm đồ là một xét nghiệm đơn giản, không gây đau đớn và có giá trị trong chẩn đoán nhiều bệnh tim mạch như loạn nhịp tim, đau thắt ngực, bệnh van tim,...

2. Mục đích thực hiện điện tâm đồ

Mục đích chính của điện tâm đồ nhằm chẩn đoán các bệnh lý tim mạch dựa trên những sóng bất thường khi tiến hành làm điện tâm đồ. Các bất thường của tim được hiển thị trên sóng điện tâm đồ như:

2.1 Nhịp tim

Thông thường, nhịp tim có thể đo bằng cách kiểm tra mạch đập. Tuy nhiên, điện tâm đồ có tầm quan trọng quyết định để chẩn đoán chính xác các loạn nhịp tim: Nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm hoặc loạn nhịp tim.

2.2 Cơn đau thắt ngực

Điện tâm đồ thực hiện trong khi đang có cơn đau có thể giúp xác định chẩn đoán thiếu máu cơ tim. Ngoài ra, điện tâm đồ thường có thể cho thấy bằng chứng của một cơn nhồi máu cơ tim trước đó hoặc đang diễn ra.

Các sóng hiển thị trên điện tâm đồ có thể chỉ ra phần cơ tim đã bị tổn thương, cũng như mức độ thiệt hại của nó. Đối với bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim, điện tâm đồ có vai trò không thể thiếu.

2.3 Cấu trúc bất thường của tim

Điện tâm đồ có thể cho thấy các bất thường về thành tim (phì đại cơ tim,...), buồng tim cũng như các khuyết tật của tim và các vấn đề tim mạch khác.

Những bệnh nhân có biểu hiện bệnh tim mạch như: đau thắt ngực, khó thở, tim loạn nhịp,... hoặc những bệnh nhân đã được chẩn đoán thiếu máu cơ tim, hở van tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu,... cần được tiến hành làm điện tâm đồ để kiểm tra và theo dõi tình trạng bệnh.

tim mạchk
Điện tâm đồ có thể cho thấy các bất thường về thành tim, buồng tim cũng như các khuyết tật của tim và các vấn đề tim mạch khác

3. Như thế nào là điện tâm đồ bình thường ở trẻ em?

Các đặc điểm sau đây có thể cho thấy điện tâm đồ bình thường ở trẻ em:

  • Nhịp tim > 100 lần / phút.
  • Trục QRS lệch sang phải > + 90°.
  • Đảo ngược sóng T ở V1 - V3 ("hình sóng T vị thành niên ").
  • Sóng R trội ở V1.
  • RSR' ở V1.
  • Dấu ấn loạn nhịp xoang.
  • Khoảng thời gian PR ngắn (< 120ms) và thời gian QRS (< 80ms).
  • Sóng P hơi có đỉnh (< 3mm chiều cao là bình thường nếu ≤ 6 tháng).
  • QTc hơi dài (≤ 490ms ở trẻ ≤ 6 tháng).
  • Sóng Q ở các đạo trình trước tim trái và dưới.
  • Nhịp tim 110 bpm (bình thường so với tuổi).
  • Sóng R chiếm ưu thế ở V1 - V3.
  • RSR' (hình thái học block nhánh phải (RBBB) một phần) ở V1.
  • Hình sóng T vị thành niên (đảo ngược sóng T ở V1 - V3).

Sự áp đảo của tâm thất phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được dần dần thay thế bởi sự áp đảo của thất trái, khi trẻ được 3 - 4 tuổi điện tâm đồ bình thường sẽ tương tự như của người lớn.

Khi sinh, tâm thất phải lớn hơn và dày hơn tâm thất trái, do khi ở trong tử cung, áp lực động mạch phổi sinh lý lớn hơn tác động đến thất phải (tức là bơm máu qua đường mạch có phổi đối kháng cao).

Điều này tạo ra hình ảnh điện tâm đồ tương tự như phì đại thất phải ở người lớn: Trục điện tim lệch sang phải, sóng R chiếm ưu thế ở V1 và sóng T đảo ngược ở V1-V3.

Khoảng thời gian dẫn (khoảng thời gian PR, QRS) ngắn hơn so với người lớn do kích thước tim nhỏ hơn. Nhịp tim nhanh hơn nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giảm khi trẻ lớn lên.

Điện tâm đồ ở trẻ là biện pháp đơn giản nhất để phát hiện sớm dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch. Qua đó, có thể đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời giúp trẻ luôn có sức khỏe tốt nhất để phát triển toàn diện.

tiếng thổi tim ở trẻ sơ sinh
Điện tâm đồ ở trẻ là biện pháp đơn giản nhất để phát hiện sớm dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Video đề xuất:

8 dấu hiệu rối loạn nhịp tim

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan