Các chỉ số điện tâm đồ bình thường

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Điện tâm đồ là phương pháp theo dõi hoạt động điện của tim rất phổ biến hiện nay, hầu như cơ sở khám chữa bệnh nào cũng đều sử dụng điện tâm đồ như một tiêu chuẩn chẩn đoán cho các bệnh lý tim mạch. Vậy xét nghiệm điện tâm đồ là gì, kết quả như thế nào là một điện tâm đồ bình thường?

1. Điện tâm đồ là gì?

Điện tâm đồ (ECG - Electrocardiogram) là đồ thị ghi lại những thay đổi của dòng điện trong quả tim con người trên một đơn vị thời gian. Tim co bóp theo nhịp là nhờ vào sự điều khiển của một hệ thống dẫn truyền điện học của cơ tim. Dòng điện của tim tuy nhỏ, chỉ một phần nghìn volt nhưng hoàn toàn có thể dò được thông qua các điện cực đặt trên tay, chân, ngực của bệnh nhân và chuyển đến máy ghi điện. Tại đây, dòng điện sẽ được khuếch đại lên và ghi lại trên giấy đồ thị, hay còn gọi là điện tâm đồ.

Quả tim hoạt động được là nhờ xung động truyền qua hệ thống thần kinh tự động, đầu tiên tại nút xoang truyền xung động ra cơ nhĩ làm nhĩ khử cực, tiếp đến xung động sẽ truyền qua nút nhĩ thất, truyền qua bó His xuống tâm thất làm thất khử cực.

Đo điện tâm đồ không gây tổn hại đến sức khỏe của người được do, giá thành đo điện tim tương đối thấp và được xem là xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm thường quy trong công tác khám chữa bệnh. Điện tâm đồ không phải là đo dòng máu (lưu lượng) chảy trong tim.

ECG điện tim điện tâm đồ
Điện tâm đồ được sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý tim mạch

2. Chỉ định đo điện tâm đồ khi nào?

Điện tâm đồ được chỉ định với: người cao tuổi (nguy cơ tim mạch cao), tăng huyết áp, rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu), đái tháo đường (tiểu đường), hút thuốc, cơn đau thắt ngực, tình trạng hồi hộp trống ngực, khó thở, tiền sử có ngất hoặc đã nhập viện cấp cứu vì bất kỳ nguyên nhân gì. Ngoài ra các trường hợp chỉ định đo điện tâm đồ gồm có:

  • Thực hiện đo điện tâm đồ trước phẫu thuật.
  • Điện tâm đồ để theo dõi điều trị.
  • Điện tâm đồ là một xét nghiệm thường quy khi khám sức khỏe ở người trên 40 tuổi.

Có rất nhiều bệnh lý tim mạch được phát hiện một cách tình cờ qua xét nghiệm đo điện tâm đồ, ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng đau ngực, hồi hộp hay khó thở...

Tăng huyết áp kịch phát: Những điều cần biết
Điện tâm đồ được chỉ định với người bệnh tăng huyết áp

3. Phân tích các điện tâm đồ cơ bản

Cách xem kết quả điện tâm đồ cơ bản như sau:

3.1. Đặc điểm sóng P

  • Nhìn rõ nhất ở D2, V1
  • Có thể hai pha ở V1
  • Rộng < 3 ô nhỏ (< 12 ms)
  • Cao < 2,5 ô nhỏ (< 2,5 mV)
  • Dương ở D1, D2, aVL, aVF, V3, V4, V5, V6.
  • Âm ở aVR.
  • Thay đổi ở D3, aVL, V1, V2.

3.2. Đoạn PR

  • PR (PQ): 12 – 20 ms
  • Thời gian 0,12 – 0,20s.
  • Dài: Block AV cấp I
  • Ngắn: hội chứng tiền kích thích
Đoạn PR -EcG
Đoạn PR hiển thị trên kết quả điệm tâm đồ (ECG)

3.3. Đặc điểm phức bộ QRS

  • Rộng không quá 12 ms (3 ô nhỏ)
  • Thời gian <0,10 s.
  • Sokolow = (SV1 + RV5) < 35mm.
  • R/S < 1 ở V1, V2; R/S > 1 ở V5,V6.
  • Ở chuyển đạo trước tim phải (V1): S >> R
  • Ở chuyển đạo trước tim trái (V5,6): cao không quá 25 mm
  • Ở chuyển đạo trái có thể có sóng Q do khử cực vách liên thất nhưng: sâu không quá 2mm và rộng không quá 1mm.

3.4. Bất thường QRS

  • Rộng quá: block phân nhánh; nhánh, nhịp ngoại tâm thu...
  • Cao quá: phì đại thất
  • Dày thất phải: trục phải (>110 độ); R >>S ở V1, V2; S sâu ở V5-6
  • Dày thất trái: trục trái (< 0 độ); R cao ở V5,6 (>= 25mm); S sâu ở V1-2; chỉ số Sokolow-Lyon (SV1 + RV5 hoặc RV6) >= 35mm.
Điện tâm đồ biểu thị tình trạng QRS Block nhánh trái ECG
Điện tâm đồ biểu thị tình trạng QRS Block nhánh trái

3.5. Sóng Q

  • Bình thường: hình thành do khử cực vách liên thất từ trái qua phải; <1mm rộng; < 2mm sâu.
  • Bệnh lý: Tế bào cơ Tim bị chết (hoại tử) -> khử cực từ trong ra ngoài bề mặt tim tại vị trí hoại tử -> sóng Q bệnh lý vùng đối chiếu.

3.6. Đoạn ST

  • ST bình thường là đẳng điện
  • Thay đổi liên quan đến tổn thương mới cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim; phì đại thất; thuốc digoxin
  • Có thể chênh lên; chênh xuống...
  • Các hình dạng khác nhau, các vị trí khác nhau cho phép chẩn đoán bệnh.

3.7. Sóng T

  • Không đối xứng: sườn lên thoai thoải, sườn xuống dốc hơn
  • Đỉnh tròn.
  • Dương ở D1, D2, aVL, V2, V3, V4, V5, V6.
  • Âm ở aVR.
  • Thay đổi ở D3, aVF, V1.
  • Thường cùng chiều QRS
  • Cao nhất ở V3-V4
  • Không có tiêu chuẩn giới hạn độ cao.
Sóng T cao, hẹp, đối xứng do tăng kali máu - ECG
Hình ảnh sóng T cao, hẹp, đối xứng do tăng kali máu

3.8. Bất thường T

  • Do bệnh động mạch vành
  • Phì đại thất
  • Block nhánh
  • Digoxin...

3.9. Đoạn QT

  • QT: 0,35 – 0,45 ms

Các giá trị cho thấy kết quả điện tâm đồ gồm có: nhịp tim, tần số, đoạn PR (Q) và vấn đề dẫn truyền, trục điện tim QRS, mô tả sóng P, mô tả phức bộ QRS, mô tả đoạn ST và T, mô tả bất thường về rối loạn nhịp nếu có. Cuối cùng đưa ra kết quả điện tâm đồ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

161.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan