Các bệnh nào có thể dùng phẫu thuật nội soi?

Ngày nay, phẫu thuật nội soi trong một mức độ nhất định đã và đang dần thay thế phương pháp mổ cổ điển. Phẫu thuật nội soi có ưu điểm dễ thấy nhất đó là vết mổ nhỏ, ít đau hơn rất nhiều.

1. Phẫu thuật nội soi là gì?

Phẫu thuật nội soi được ứng dụng lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1900 trên cơ thể động vật. Đến năm 1960, phương pháp này mới chính thức được áp dụng trên cơ thể người. Tại Việt Nam, phẫu thuật nội soi được ứng dụng trong y khoa từ năm 1992.

Phẫu thuật nội soi được mô tả là phẫu thuật mà trong đó các bác sĩ dùng ống soi có gắn máy quay phim và nguồn sáng để quan sát bên trong bụng của bệnh nhân. So với phương pháp mổ hở, phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm hơn như: vết sẹo mổ nhỏ, bệnh nhân ít đau sau phẫu thuật hơn, rút ngắn được thời gian nằm viện, hồi phục sức khỏe nhanh hơn so với mổ hở, bệnh nhân sớm trở lại công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Mổ nội soi điều trị ruột đôi
Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm vượt trội

2. Các bệnh lý có thể phẫu thuật nội soi

Thông thường phẫu thuật nội soi được chia làm 2 loại:

  • Nội soi chẩn đoán

Sau các xét nghiệm X-quang, siêu âm thì nội soi có thể được xem như một biện pháp chẩn đoán nhờ vào việc quan sát trực tiếp bên trong ổ bụng, nhờ đó bác sĩ có thể biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh và vị trí tổn thương nằm ở đâu.

  • Nội soi phẫu thuật

Một số bệnh có thể mổ nội soi thông qua các lỗ tự nhiên (lỗ mũi, miệng, hậu môn...) của cơ thể, ví dụ như: cắt amidan, cắt trĩ... Đối với các phẫu thuật với tổn thương nằm sâu mà không thể thực hiện qua các lỗ tự nhiên thì phải sử dụng đến đường mổ do bác sĩ mở ra.

Có rất nhiều bệnh lý có thể được điều trị bằng phẫu thuật nội soi như:

2.1 Bệnh lý về Sản - Phụ khoa

Phụ khoa
Phẫu thuật nội soi giúp chẩn đoán các bệnh lý về sản - phụ khoa

2.2 Bệnh Tai - Mũi - Họng

Mổ xoang nội soi có thể can thiệp vào mọi ngóc ngách của mũi họng, từ mũi xoang tới tận thanh quản.

2.3 Bệnh lý về chấn thương chỉnh hình

2.4 Bệnh Tiết niệu

  • Nội soi lấy sỏi, với các viên sỏi nhỏ gần như toàn bộ đều được đưa ra khỏi cơ thể bằng phương pháp nội soi.
  • Sỏi niệu đạo thấp
  • Sỏi bàng quang
  • Sỏi niệu quản đoạn thấp
  • Sỏi thận (nội soi ở vị trí hông lưng của người bệnh).
  • Bệnh phì đại tiền liệt tuyến: Cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt.

2.5 Bệnh Tiêu hóa

Hệ tiêu hóa
Phẫu thuật nội soi các bệnh về tiêu hóa

3. Tai biến có thể gặp trong phẫu thuật nội soi

Thông thường phẫu thuật nội soi được xem là an toàn nhưng vẫn tồn tại nguy cơ và tai biến như bất kỳ hình thức phẫu thuật nào khác. Trước khi mổ cần cân nhắc giữa lợi ích của nội soi và nguy cơ tai biến để lựa chọn phương pháp mổ phù hợp nhất. Tai biến trong phẫu thuật nội soi cũng là tai biến chung giống như trong các loại mổ khác:

Tai biến đặc biệt trong phẫu thuật nội soi:

  • Tổn thương thành bụng gây chảy máu, thoát vị thành bụng
  • Tổn thương các cơ quan trong bụng (ruột, bàng quang, mạch máu lớn...)
  • Việc chuyển từ mổ nội soi sang mổ hở không phải là thất bại của cuộc nội soi mà nhằm làm cho cuộc mổ được an toàn hơn.

4. Lời khuyên của bác sĩ sau khi phẫu thuật nội soi

  • Sau khi nội soi cần di chuyển bệnh nhân thật nhẹ nhàng
  • Bệnh nhân có thể đi lại cần đi đứng nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh, tránh mang vác vật nặng
  • Tuân thủ theo quy tắc kỹ thuật vô khuẩn cho người bệnh.
  • Tuân thủ phương pháp phòng chống nhiễm trùng cho người chăm sóc.
  • Sử dụng kháng sinh và thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Chú ý những thực phẩm nên tránh cho những người đang có vết thương.
  • Tạo không khí vui vẻ để người bệnh hồi phục sức khỏe tốt hơn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan