Biến chứng của bệnh Horton

Horton là bệnh viêm động mạch, khu trú chính ở động mạch thái dương. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở người già, từ 60 tuổi trở lên. Biểu hiện của bệnh là chứng đau đầu kéo dài và loạn thị giác. Bệnh nếu không được chữa trị sớm có thể sẽ dẫn đến mù lòa.

1. Chẩn đoán bệnh Horton

Để chẩn đoán chính xác bệnh horton, bác sĩ sẽ phải dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để xác định. Triệu chứng của bệnh horton là chứng đau đầu dai dẳng phía thái dương kèm theo thị giác giảm sút. Những cơn đau này có thể xuất hiện 1 bên hoặc cả 2 bên thái dương và chúng thường diễn ra vào ban đêm. Bên cạnh đó, người bệnh còn có các biểu hiện như chán ăn, sụt cân, động mạch thái dương bị viêm, sốt,.... Dần dần, bệnh nhân sẽ có biểu hiện giảm thị lực rõ rệt và có thể bị mù lòa. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác, bác sĩ sẽ phải tiến hành một số xét nghiệm máu và xét nghiệm rối loạn miễn dịch trên từng bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm độ lắng của máu tăng cao hơn 50mm, sinh thiết động mạch thái dương có kết quả chẩn đoán động mạch viêm là những căn cứ chính để có thể kết luận bệnh nhân mắc bệnh horton.

Xét nghiệm Anti-HBc IgM
Xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh Horton

2. Điều trị bệnh horton

Hiện nay, phương pháp điều trị được xem là có hiệu quả nhất đối với bệnh nhân bị hortondùng thuốc corticoid. Phương pháp này có tác dụng ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra do bệnh horton. Đối với giai đoạn dùng liều tăng cường, corticoid sẽ được dùng với liều 0,7 mg-1 mg/kg/lần cho mỗi bệnh nhân và chu kỳ điều trị có thể kéo dài từ 10 đến 15 ngày. Liều dùng sẽ giảm từ từ theo từng mức độ bệnh. Đối với bệnh nhân ở giai đoạn dùng liều duy trì, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thời gian điều trị có thể kéo dài tới 12 tháng. Dấu hiệu thuyên giảm của bệnh được thể hiện ở các đặc điểm như giảm sốt ngay trong ngày đầu tiên sử dụng thuốc. Độ lắng của máu trở lại bình thường từ 1 đến 2 tháng sau khi điều trị.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân sử dụng dapson, là một loại thuốc chống viêm kết hợp với corticoid để điều trị bệnh horton. Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện của viêm động mạch, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc chống đông. Việc sử dụng corticoid trong điều trị bệnh horton phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm đơn bổ sung vitamin và giảm đau nếu cần.

Thuốc kháng viêm Corticoid
Bệnh nhân sử dụng thuốc corticod để điều trị bệnh theo đơn của bác sĩ

3. Biến chứng của bệnh horton

Bệnh horton nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm bao gồm:

Gây ra các biến chứng nặng về mắt từ cấp độ suy giảm thị lực đến mù lòa vĩnh viễn. Điều trị horton một khi có tác dụng sẽ có tác dụng giảm sốt, giảm đau ngay từ ngày đầu bệnh nhân sử dụng thuốc. Giảm sự viêm nhiễm và tỷ lệ lắng đọng hồng cầu sẽ trở lại mức bình thường trong vòng 2 tháng sau khi điều trị

Bênh horton nếu không điều trị sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mắt. Có thể từ một mắt và lây lan sang mắt còn lại. Mức độ ảnh hưởng đến thị lực bắt đầu từ hiện tượng nhìn đôi, nhìn mờ, cơ mắt bị liệt, ảo thị, ...

Tuy ít gặp, nhưng bệnh horton cũng có thể gây ra các tình trạng nhồi máu não, viêm dây thần kinh, viêm phổi, sốt kéo dài, khó di chuyển, tai biến,...

Bệnh Horton có xu hướng gây viêm động mạch não, tủy sống, phổi,... Do biểu hiện bệnh khá phức tạp, khó chẩn đoán nên có thể gây ra tử vong nếu bệnh gây ra các tổn thương ở những động mạch quan trọng của cơ thể.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan