Bị ngứa hậu môn bôi thuốc gì?

Ngứa hậu môn không phải là bệnh nguy hiểm, song lại gây ra sự khó chịu và không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng bất thường chúng ta nên đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

1. Ngứa hậu môn là bệnh gì?

Ngứa hậu môn là tình trạng vùng da xung quanh hậu môn, ống hậu môn hoặc bộ phận sinh dục ngoài gần hậu môn bị kích ứng gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh đều cho thấy vùng da này đang bị viêm nhiễm. Cường độ ngứa tùy thuộc vào mức độ viêm khác nhau. Trường hợp viêm nặng, cơn ngứa tiến triển dữ dội kèm cảm giác đau, bỏng rát khiến người bệnh không chịu đựng được.

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, hiện tượng này có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Một số trường hợp cảm giác ngứa hậu môn sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian mà không cần điều trị. Mặt khác có nhiều trường hợp tình trạng này mắc phải khá lâu, các triệu chứng không tự mất đi mà phải điều trị, sử dụng các thuốc bôi ngứa hậu môn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh ngứa hậu môn:

  • Vùng da xung quanh hậu môn ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí nóng rát, đau nhức.
  • Xuất hiện các vết trầy xước do việc chà xát lên da.
  • Những cơn ngứa có thể xuất hiện sau khi đại tiện hoặc cường độ và tần suất tăng cao hơn về ban đêm.
  • Vùng da tổn thương có thể xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Ngứa hậu môn kèm với ngứa bộ phận sinh dục ngoài.
  • Một số trường hợp có kèm với chảy máu hậu môn.

2. Các nguyên nhân gây ngứa hậu môn

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Cơ thể bị kích ứng bởi các dung dịch vệ sinh vùng kín hoặc xà phòng giặt quần áo,... Phụ nữ sắp tới kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ sau mãn kinh giảm dịch tiết âm đạo hoặc nồng độ hormon estrogen thấp.

Đây là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể, kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

2.2. Nguyên nhân thứ phát

Tình trạng này diễn biến phúc tạp hơn, người bệnh thấy đau nhức, nóng rát, khó chịu nhiều kèm theo các triệu chứng của các bệnh lý khác nhau, đòi hỏi người bệnh phải đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Trĩ là hiện tượng các búi tĩnh mạch sưng to, sa giãn, hình thành bên ngoài hoặc trong lòng hậu môn - trực tràng, gây cảm giác đau nhức bỏng, ngứa. Mỗi lần sau khi đi đại tiện búi trĩ sẽ thò ra ngoài gây khó chịu, viêm nhiễm, trĩ nội còn gây chảy máu hậu môn. Tất cả các tình trạng này gây kích ứng cho da, gây ngứa hậu môn.

Khi bị rò hậu môn, ống hậu môn sẽ bị nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng viêm và tụ máu. Tình trạng viêm nhiễm sẽ càng nghiêm trọng hơn gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi lượng mủ sinh ra ở tầng sinh môn kết hợp với môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao ở vùng hậu môn.

Giun kim là ký sinh trùng ký sinh ở ruột và trực tràng của người bệnh, đẻ trứng ở nếp gấp hậu môn vào ban đêm, gây kích thích ngứa ngáy vùng hậu môn. Giun kim xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Tình trạng này rất hay gặp ở trẻ em.

  • Nhiễm nấm Candida

Nấm Candida thường tồn tại trong đường tiêu hóa, di chuyển từ ruột đến ống hậu môn gây nhiễm trùng nấm men. Môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh trưởng và phát triển như thời tiết nóng ẩm, mặc quần áo chật, vệ sinh không sạch sẽ...

  • Do bệnh tình dục

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây tình trạng ngứa hậu môn như mụn cóc, mụn rộp, bệnh lậu... Trong đó, mụn cóc là nguyên nhân phổ biến nhất, do virus HPV gây ra. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục, phát triển bên trong và xung quanh ống hậu môn, sau đó có thể lây lan sang cơ quan sinh dục. Nếu tình trạng này không được chẩn đoán và điều trị sớm, mụn có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn, về lâu dài còn có thể dẫn đến ung thư hậu môn.

Ngoài ra, ngứa hậu môn còn có thể do một số bệnh khác gây ra như nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, bệnh gan, đái tháo đường... Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời khi thấy các triệu chứng bất thường khác.

3. Ngứa hậu môn bôi thuốc gì?

Điều trị ngứa hậu môn sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh. Đối với ngứa hậu môn nguyên phát, cách đơn giản là vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện, lau khô vùng hậu môn. Trong trường hợp do nguyên nhân thứ phát, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

  • Sử dụng Hydrocortisone bôi lên vùng bị ngứa từ 2 – 3 lần/ngày.

Tuy nhiên, không nên sử dụng hydrocortisone quá 5 ngày do việc lạm dụng thuốc có thể gây kích ứng và tổn thương phần da bôi thuốc. Trong trường hợp dùng thuốc không thấy hiệu quả có thể sử dụng các loại thuốc mạnh hơn như topical cortisone.

  • Sử dụng kem bôi Capsaicin trong trường hợp ngứa mãn tính.
  • Sử dụng kháng sinh hay thuốc chống nấm trong trường hợp nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm.
  • Tiêm Methylen để giúp giảm đau và ngứa.
  • Chiếu Plasma hậu môn.

4. Cách phòng bệnh ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn có thể được phòng tránh hiệu quả bằng cách xây dựng thói quen ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày hợp lý và lành mạnh. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng giấy vệ sinh chứa các thành phần tự nhiên, không mùi: Nhiều loại giấy vệ sinh chứa nhiều thành phần hóa học và mùi hương có thể gây kích ứng da, dẫn đến hiện tượng ngứa hậu môn.
  • Tránh sử dụng xà phòng hay các chất khử mùi mạnh do có chứa các thành phần dễ gây kích ứng, khiến hậu môn ngứa rát, khó chịu.
  • Nên mặc đồ lót bằng vải cotton có khả năng thấm hút tốt, giúp vùng hậu môn luôn khô thoáng, tránh ẩm ướt, tránh kích ứng da.
  • Bổ sung nhiều chất xơ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc... để phòng táo bón và tiêu chảy.
  • Thói quen vệ sinh sạch sẽ sau khi đại tiện sẽ giúp phòng tránh hiệu quả tình trạng ngứa hậu môn, đặc biệt chỉ nên sử dụng nước sạch, khăn mềm lau vùng hậu môn để tránh kích ứng.

Trên đây là những thông tin cần thiết về chứng ngứa hậu môn, ngứa, đau rát hậu môn bôi thuốc gì cũng như cách phòng tránh bệnh mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho người bệnh đang gặp phải tình trạng này. Nếu còn những thắc mắc hay băn khoăn gì về bệnh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn thêm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc aphagystin
    Công dụng thuốc Aphagystin

    Aphagystin là một loại thuốc đặt phụ khoa, được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý phụ khoa. Vậy công dụng của thuốc Aphagystin là gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào? Đọc tiếp ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Natacina
    Công dụng thuốc Natacina

    Thuốc Natacina chứa thành phần chính là hoạt chất Natamycin 25mg, thuộc nhóm thuốc phụ khoa. Thuốc được bào chế cho người dùng ở dạng viên nén đặt âm đạo. Vậy thuốc Natacina có tác dụng gì và cách sử ...

    Đọc thêm
  • Phương pháp điều trị bệnh lang ben như nào?
    Điều trị dứt điểm lang ben như thế nào?

    Em bị lang beng, trên da có những vùng trắng và vùng đỏ. Em bị ngứa ngáy khi đổ mồ hôi. Vậy bác sĩ cho em hỏi điều trị dứt điểm lang ben như thế nào? Em cảm ơn.

    Đọc thêm
  • Ancobon
    Công dụng thuốc Ancobon

    Thuốc Ancobon thường dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống nấm khác để điều tra tình trạng nhiễm nấm nghiêm trọng đe doạ tính mạng. Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả bạn cần hiểu ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Odaft
    Công dụng thuốc Odaft

    Thuốc Odaft được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Fluconazole 150mg. Vậy thuốc Odaft là thuốc gì, thuốc Odaft có tác dụng gì và cách sử dụng thuốc như ...

    Đọc thêm