Bị khàn tiếng uống gì hết nhanh nhất?

Khàn tiếng không chỉ khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Do vậy rất nhiều bệnh nhân thắc mắc bị khàn tiếng uống gì nhanh hết? Bài viết sẽ gợi ý một số loại thức uống đơn giản, an toàn giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại giọng nói trong trẻo, mượt mà.

1. Khàn tiếng là gì?

Khàn tiếng là tình trạng giọng nói thay đổi một cách bất thường, giọng sẽ trở nên thô, khàn, thều thào và âm thanh phát ra không còn mượt mà, trong trẻo. Bệnh nhân bị khàn tiếng cũng có thể có cảm giác ngứa, rát và đau ở cổ họng. Ngoài ra tình trạng khô cổ họng cũng khiến bệnh nhân khó chịu và có biểu hiện khát nước. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể sẽ ngày càng mệt mỏi, suy kiệt và đôi khi còn dẫn tới những biến chứng như khó thở, khó nuốt hoặc mất tiếng hoàn toàn. Tình trạng khàn tiếng thường tự hết trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu khàn tiếng kéo dài trên 2 tuần không rõ nguyên nhân thì bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám để phòng ngừa nguy cơ tổn thương dây thanh hoặc ung thư thanh quản.

2. Nguyên nhân gây khàn tiếng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới khàn tiếng mất giọng nhưng phổ biến nhất là do đường hô hấp trên bị nhiễm virus. Ngoài ra, khàn tiếng cũng dễ xuất hiện khi có sự tác động của một vài yếu tố sau đây:

  • Lạm dụng giọng nói: Bệnh nhân phải nói to, nói nhiều, ca hát, la hét trong thời gian dài. Tình trạng này thường gặp ở những người có đặc thù công việc phải sử dụng giọng nói liên tục như giáo viên, huấn luyện viên, ca sĩ, phát thanh viên...
  • Tuổi tác: Ở bệnh nhân cao tuổi, dây thanh quản thoái hoá và giảm đàn hồi, giảm rung động khiến giọng nói của bệnh nhân trở nên khàn hơn.
  • Mắc trào ngược dạ dày thực quản: Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, tràn vào thanh quản và cổ họng gây kích ứng và tổn thương các dây thanh âm dẫn tới khàn tiếng.
  • Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít khói thuốc lá thụ động.
  • Uống đồ có cồn hoặc thức uống chứa caffeine.
  • Tổn thương bất thường ở dây thanh, chẳng hạn như có các hạt xơ, polyp, u nang...
  • Dị ứng.
  • Thường xuyên hít phải các chất độc hại, khói bụi, nấm mốc...
  • Ho kéo dài.
  • Suy yếu thần kinh hoặc cơ làm ảnh hưởng tới chức năng của thanh quản.
  • Bệnh u nhú đường hô hấp: Căn bệnh này có thể gây ra các khối u không phải ung thư trên đường dẫn khí và dẫn tới khàn tiếng
  • Một số tình trạng khác hiếm gặp hơn gây khàn tiếng là ung thư, suy giáp, liệt dây thần kinh thanh quản... hoặc nam giới đến tuổi dậy thì giọng nói cũng sẽ trầm và khàn hơn.

3. Bị khàn tiếng uống gì hết?

Khàn tiếng uống thuốc gì hết là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Nhìn chung, cách điều trị khàn giọng mất tiếng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đa số các trường hợp khàn tiếng là do virus gây ra và bệnh sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Việc điều trị thường sẽ tập trung vào nghỉ ngơi, điều trị triệu chứng (sốt, đau họng, đau đầu...) và các biện pháp chăm sóc tại nhà khác. Có một số loại thức uống có nguồn gốc từ các nguyên liệu tự nhiên cũng có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và lấy lại giọng nói trong trẻo, mượt mà:

Trà gừng

Gừng không chỉ là gia vị được dùng trong bữa ăn hằng ngày mà còn được biết đến như một vị thuốc có khả năng trị được nhiều bệnh. Gừng có công dụng giảm ho, cải thiện triệu chứng viêm thanh quản, bao gồm cả khàn giọng. Bệnh nhân có thể thực hiện như sau:

  • Thêm một vài lát gừng vào một cốc trà mới pha hoặc nước sôi, để trong 3 – 5 phút để gừng ra hết tinh chất. Bệnh nhân cũng có thể thêm mật ong để dễ uống.
  • Nên dùng đều đặn mỗi ngày cho đến khi giọng nói trở lại bình thường.

Mật ong chanh

Mật ong rất giàu vitamin A, B, C, E, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp hỗ trợ làm dịu cổ họng và giảm đau rát họng hiệu quả. Do vậy bệnh nhân có thể sử dụng mật ong để điều trị khàn tiếng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng... Cách chữa khàn tiếng bằng mật ong chanh như sau:

  • Vắt nước cốt chanh vào trong một ly nước ấm. Thêm một ít mật ong và muối, khuấy đều.
  • Bệnh nhân nên uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi chứng khàn giọng thuyên giảm và biến mất.

Trà cây du trơn và chanh

Trà cây du trơn được làm từ vỏ của cây du trơn, đây là loại thảo dược được dùng phổ biến ở Ấn Độ để điều trị viêm đường hô hấp trên. Cây du trơn có tác dụng chính là bảo vệ và làm dịu cổ họng, giúp bệnh nhân nhân chóng lấy lại giọng nói trong trẻo. Phối hợp cây du trơn và chanh còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Cách thực hiện rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần thêm chanh vào trà cây du trơn và dùng đều đặn mỗi ngày.

Giấm táo

Do chứa hàm lượng axit tương đối cao nên giấm táo cũng có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm tốt. Bên cạnh đó, giấm táo cũng có khả năng ngăn ngừa sự tăng sinh của vi khuẩn. Cách thực hiện như sau: Uống 1 cốc giấm táo pha loãng mỗi ngày. Bệnh nhân cũng có thể dùng giấm táo súc miệng để loại bỏ bớt vi khuẩn, phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp. Nên duy trì đều đặn cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Nước ép lê

Trong Đông y, lê có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp. Nguyên liệu cần chuẩn bị là 2 quả lê và 20g vỏ quýt. Cách thực hiện như sau:

  • Lê rửa sạch, gọt sạch vỏ và ép lấy nước cốt.
  • Sắc vỏ quýt với 200ml trong khoảng 20 – 30 phút. Lọc bỏ bã lấy nước.
  • Trộn nước ép lê và nước sắc vỏ quýt, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Hẹ

Lá hẹ chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả. Bệnh nhân nên chuẩn bị 100g lá hẹ và 3 -5 thìa cà phê mật ong. Cách thực hiện như sau:

  • Lá hẹ rửa sạch và cắt khúc 1cm.
  • Sau đó cho lá hẹ và mật ong vào chén, trộn đều. Hấp cách thủy hỗn hợp này trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Chắt nước lá hẹ, uống mỗi lần 2 thìa khi còn nóng, uống 3 lần/ngày.

Giá đỗ

Giá đỗ chứa nhiều sắt, các loại vitamin B, C,... giúp tăng cường sức đề kháng và có công dụng giảm kích ứng niêm mạc thanh quản, nhanh chóng đẩy lùi tình trạng ho, khàn tiếng. Cách thực hiện như sau:

  • Dùng cối giã nát giá đỗ, sau đó cho vào nồi, đổ thêm 1 lít nước sạch. Đun sôi hỗn hợp trong 5 phút.
  • Lọc bỏ bã và lấy nước cốt uống nhiều lần trong ngày

Ngoài những bài thuốc trong dân gian, người bị khàn tiếng, viêm họng, ho... nên kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ bán biên liên, bồ công anh, sói rừng để cải thiện giọng nói nhanh hơn.

Đây là những thảo dược được mệnh danh là các "kháng sinh thực vật", “kháng viêm thực vật” tự nhiên, rất thân thiện với cơ thể, dễ hấp thu, giúp tăng cường hệ miễn dịch (tăng sức đề kháng), giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn có hại (bảo vệ vi khuẩn có lợi), chống viêm, giảm phù nề, cải thiện nhanh các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng mà không gây tác dụng phụ.

Trên đây là gợi ý một số loại thức uống chữa khàn tiếng được dùng phổ biến và đặc biệt an toàn cho sức khỏe nên phần nào đã giải đáp được thắc mắc khàn tiếng uống gì cho hết? . Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý không dùng rượu bia, hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm, điều chỉnh độ ẩm không khí trong phòng phù hợp và duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để nhanh hồi phục.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan