Bệnh xơ cứng rải rác và não bộ của bạn

Bệnh xơ cứng rải rác (MS) là một bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Trong MS, hệ thống miễn dịch tấn công myelin, mô bao phủ các dây thần kinh gây nên các mô sẹo hoặc tổn thương. Từ đó gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, từ chuyển động và thị giác cho đến trí nhớ và cảm xúc.

1. Bệnh xơ cứng rải rác và mối liên hệ với bộ não

Nhận thức là một trong những công việc cao cấp nhất mà chỉ có bộ não có thể thực hiện, như xử lý thông tin, ghi nhớ thông tin và giải quyết các vấn đề.

Tổn thương bộ não do bệnh xơ cứng rải rác có thể gây ra các vấn đề về nhận thức. Có khoảng một nửa số người mắc bệnh MS có thay đổi nhận thức. Nó có thể gặp ở bệnh MS ở bất kỳ thể nào, nhưng phổ biến hơn ở thể MS tiến triển ở giai đoạn bùng phát.

Tín hiệu bộ não bị gián đoạn do bệnh xơ cứng rải rác có thể làm bạn gặp khó khăn trong việc:

  • Sử dụng ngôn ngữ thích hợp trong các tình huống nhất định: Bạn có thể không gọi tên được mặc dù biết đó là gì.
  • Ghi nhớ các sự kiện vừa xảy ra: Giả sử như bạn có thể không gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tên giáo viên ở trường nhưng lại quên tên người hàng xóm mới.
  • Linh hoạt xử lý các tình huống: Bạn có thể khó làm nhiều việc cùng một lúc. Ví dụ, tâm trí có thể bị quay cuồng khi nhiều người nói chuyện cùng một lúc, không thể vừa nói chuyện điện thoại vừa nấu bữa tối.
  • Giải quyết vấn đề và lập kế hoạch: Bệnh MS có thể ảnh hưởng đến khả năng phán đoán và lập kế hoạch. Bạn khó suy nghĩ trước hậu quả từ một hành động cụ thể.
  • Xử lý thông tin: Khả năng suy nghĩ và phản ứng chậm hơn. Bạn không thể xử lý các công việc có độ phức tạp cao.
  • Đánh giá kích thước và khoảng cách: Bệnh MS có thể ảnh hưởng đến khả năng xác định không gian và kích thước. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và đọc bản đồ.

XEM THÊM: Những khuyến cáo về bệnh xơ cứng rải rác

2. Chẩn đoán các vấn đề não bộ liên quan đến bệnh xơ cứng rải rác

Người mắc bệnh xơ cứng rải rác cần khám sức khỏe mỗi năm một lần hoặc khi có thay đổi bất thường về nhận thức.

Trong trường hợp gặp khó khăn với công việc, trường học, hoặc bác sĩ nhận thấy thay đổi nhận thức, bạn cần đến gặp các nhà tâm lý học thần kinh. Họ là các chuyên gia trong việc điều trị các biểu hiện thay đổi hành vi do bệnh tật hoặc chấn thương.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, nên tìm những chuyên gia giàu kinh nghiệm làm việc với những người mắc bệnh MS để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Khi gặp các chuyên gia, bạn có thể cần thực hiện nhiều bài kiểm tra khác nhau trong vòng vài giờ để đánh giá chức năng nhận thức như trí nhớ, tốc độ xử lý, khả năng giải quyết vấn đề, vv.

Bệnh xơ cứng rải rác
Người mắc bệnh xơ cứng rải rác cần khám sức khỏe mỗi năm một lần

3. Kiểm soát các thay đổi về nhận thức do bệnh MS

Hiện chưa có loại thuốc đặc trị các thay đổi nhận thức trong bệnh MS. Nếu bị MS tái phát, bạn có thể được điều trị theo liệu pháp điều chỉnh bệnh để ngăn ngừa tổn thương thêm hoặc tham gia các buổi học điều chỉnh nhận thức. Các biện pháp này có thể giúp tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và cảm nhận không gian của bạn.

Dưới đây là một số mẹo có thể sử dụng để kiểm soát các thay đổi nhận thức do bệnh MS gây ra:

  • Ghi lại: Đặt lời nhắc, ghi chú trên điện thoại hoặc trên tường nhà, văn phòng, hoặc bất kỳ vị trí tiện lợi khác.
  • Quản lý tốt thời gian: Thực hiện các công việc đòi hỏi trí óc nhiều nhất trước tiên, chia các nhiệm vụ lớn thành các phần nhỏ. Cho bản thân thêm thời gian để hoàn thành công việc vào những ngày không ở trạng thái tốt nhất. Nếu mệt mỏi, không thể tập trung, hãy thư giãn một lúc. Cắt bỏ những thứ gây xao nhãng như TV, điện thoại.
  • Nhắc lại câu chuyện: Lặp lại một phần nhỏ câu chuyện người kể đang nói sẽ giúp bạn tập trung và ghi nhớ tốt hơn.
  • Trò chơi trí não: Nếu gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tên, hãy sử dụng khả năng tưởng tượng bằng hình ảnh và lời nói. Ví dụ như hình dung chiếc vương miện trên người có tên là Mr. King.
  • Tạo thói quen: Đặt chìa khóa hoặc điện thoại ở cùng một nơi và thực hiện mọi việc theo thứ tự.

4. MS ảnh hưởng đến tâm trạng như thế nào?

Bệnh MS có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng theo nhiều cách khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng tổn thương dây thần kinh trong hệ thống limbic, phần não kiểm soát cảm xúc, có thể là nguyên nhân. Ngoài ra, thuốc điều trị MS cũng có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc. Một số các thay đổi cảm xúc có thể xảy ra đối với bệnh xơ cứng rải rác gồm:

  • Buồn bã: Bạn có thể cảm thấy đau lòng về những mất mát trong cuộc sống do bệnh MS gây ra.
  • Phiền muộn: Đây là một trong những triệu chứng MS phổ biến nhất với các biểu hiện như cơ thể xanh xao hoặc cảm thấy tuyệt vọng, trong ít nhất 2 tuần.
  • Lo lắng và sợ hãi: Vì MS là bệnh căn bệnh với các triệu chứng xuất hiện hoặc thay đổi đột ngột. Điều này có thể khiến bạn lo lắng và sợ hãi.
  • Căng thẳng: Trạng thái căng thẳng trong ngày mà bệnh MS bùng phát có thể làm bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
  • Tâm trạng thất thường, cáu kỉnh và tức giận: Sống chung với MS và trầm cảm có thể dẫn đến những cảm xúc này.
  • Lòng tự trọng thấp: Một số công việc nhất định không thể làm được nữa có thể khiến bạn mất đi sự tự tin.

Những thay đổi cảm xúc này ít phổ biến hơn:

  • Niềm hạnh phúc: Những thay đổi trong bộ não có thể tạo ra cảm giác hạnh phúc phi thực tế ở một số ít người bị MS.
  • Không thể kiểm soát được cười hoặc khóc: Chiếm khoảng 10% người mắc bệnh MS.
bệnh xơ cứng rải rác
Bệnh MS có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng

5. Chẩn đoán và điều trị các thay đổi tâm trạng do bệnh MS

Bạn nên đi khám mỗi năm một lần để kiểm tra tâm trạng hoặc có bất kỳ thay đổi tâm trạng bất thường nào xảy ra. Các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn theo các cách sau:

  • Kê đơn thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm để điều trị trầm cảm hoặc lo lắng. Bạn sẽ được theo dõi sát trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức để giúp bạn nhận ra những suy nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực.
  • Thiết lập một thói quen tự chăm sóc bản thân để khi tâm trạng giảm xuống, bạn có thể làm những việc giúp bản thân cảm thấy tốt hơn như tắm trong bong bóng, nghe nhạc hoặc hẹn hò qua đêm.

6. MS và triệu chứng vật lý

Ngoài gây ra các vấn đề về trí nhớ và thay đổi cảm xúc, tổn thương các dây thần kinh trong não do bệnh MS cũng có thể gây ra các vấn đề như:

Đối với các vấn đề này, nó thường được chẩn đoán thông qua khám sức khỏe hoặc chụp MRI và thường được điều trị bằng steroidthuốc để ngừng co giật.

MS cũng có thể ảnh hưởng đến một phần tiểu não. Khi các sợi thần kinh trong tiểu não bị tổn thương, bạn có thể gặp một số vấn đề, bao gồm:

  • Chuyển động không kiểm soát: Các ví dụ điển hình như lựu lưỡi khi nói chuyện, run tay, khó giữ thăng bằng hoặc yếu tay chân. Chưa có loại thuốc đặc trị chứng chuyển động mất kiểm soát. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh, yoga, thái cực quyền hoặc các dụng cụ hỗ trợ đi bộ như gậy chống để cải thiện tình trạng này.
  • Mất thính lực: Mất thính lực chỉ ảnh hưởng đến một số ít người mắc bệnh MS.
  • Khó nuốt: Khó nuốt xảy ra khi các dây thần kinh điều khiển cơ trong miệng và cổ họng bị tổn thương. Nó có thể được chẩn đoán thông qua chụp X-quang và quan sát khi nuốt và nhai. Điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn và cách ăn, cùng với các bài tập nuốt.
  • Chứng run: Tổn thương dây thần kinh ở đồi thị và hạch nền, hai cơ quan có vai trò kiểm soát chuyển động, cũng có thể gây ra chứng run. Phẫu thuật để phá vỡ các tế bào thần kinh trong đồi thị có thể giúp chữa run, nhưng nó rất rủi ro.

Bệnh xơ cứng rải rác (MS) là một bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Vì thế, người bệnh cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để bác sĩ có chỉ định phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sự nhận thức.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan