Bệnh vảy phấn hồng gibert: Dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bệnh vảy phấn hồng Gibert là một loại bệnh da liễu, dạng bệnh cấp tính. Khi mắc bệnh, trên da người bệnh xuất hiện các tổn thương da đặc hiệu. Hầu hết các triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng Gibert đều có xu hướng biến mất sau một thời gian xuất hiện mà không cần phải điều trị.

1. Bệnh vảy phấn hồng gibert là gì?

Bệnh vảy phấn hồng Gibert là một bệnh viêm nhẹ, dạng tổn thương da cấp tính . Khi mắc bệnh vảy phấn hồng Gibert, trên da sẽ xuất hiện mảng da đỏ hồng, có vẩy phấn kèm theo triệu chứng ngứa.

Hiện tại bệnh vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng Gibert. Thường vào những thời điểm giao mùa như mùa xuân và mùa thu, số lượng người mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh vảy phấn hồng Gibert có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.

Mặc dù bệnh lý khá lành tính nhưng nếu xảy ra với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai có thể để lại một số biến chứng. Hiện vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Các bác sĩ thường dựa vào dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trên da để chẩn đoán và điều trị.

2. Bệnh vẩy phấn hồng gibert có lây không?

Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng hiện chưa được biết rõ. Bệnh không dễ lây lan từ người này sang người khác.

Bệnh vảy phấn hồng Gibert không gây đau đớn cho người bệnh, có thể biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể khiến người mắc ngứa ngáy nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Bệnh cũng có thể bị tái phát nhiều lần.

Vảy phấn hồng
Bệnh vẩy phấn hồng gibert là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây nhiễm

3. Triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng gibert

3.1 Biểu hiện lâm sàng

  • Khi mới xuất hiện, trên da xuất hiện những mảng màu hồng. Ban hình bầu dục, có màu đỏ, da tróc vảy, da hơi phồng, nhô cao trên bề mặt da. Vị trí thường gặp là ở bụng, ngực, lưng, cổ, cẳng tay...
  • Sau từ 7-14 ngày, các mảng da đỏ này bong vảy mỏng, đôi khi gây ngứa ngáy cho người bệnh. Đường kính các vùng tổn thương trên da có kích thước khoảng từ 2 – 5cm.
  • Theo nghiên cứu, có khoảng 69% bệnh nhân bị vảy phấn hồng cũng có các triệu chứng bị nhiễm trùng liên quan tới đường hô hấp như: nghẹt mũi, đau cổ họng, ho...Ngoài biểu hiện phát ban, người bệnh cũng có thể có các dấu hiệu như sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn và mệt mỏi...

Thông thường các tổn thương da trong bệnh bệnh vảy phấn hồng Gibert sẽ biến mất sau khoảng 6 tuần nhưng có thể kéo dài tới 2-3 tháng.

3.2 Biểu hiện cận lâm sàng

Khi đi khám, làm các xét nghiệm, kết quả cho thấy:

  • Mô bệnh học không đặc hiệu. Có sự thâm nhiễm ở các tế bào viêm phần nhú bì.
  • Hóa mô miễn dịch chủ yếu là các tế bào có TCD4 dương tính.
  • Xét nghiệm tìm nấm cho kết quả âm tính
  • Xét nghiệm huyết thanh giang mai âm tính.

4. Cách chữa bệnh vảy phấn hồng gibert

Kem dưỡng
Người bệnh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu mát vùng da bị tổn thương

Bệnh vảy phấn hồng Gibert có thể tự khỏi tuy nhiên nếu triệu chứng ngứa ngáy xuất hiện thường xuyên, gây khó chịu, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp điều trị sau:

4.1 Sử dụng kem làm dịu da và dưỡng ẩm

Những loại kem bôi dưỡng ẩm, dưỡng da này có khả năng dưỡng ẩm và làm dịu mát vùng da bị tổn thương. Khi da được dưỡng ẩm đầy đủ, cung cấp đủ nước sẽ làm dịu da hơn, các triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu sẽ có xu hướng giảm dần.

4.2 Sử dụng thuốc bôi ngoài da có chứa steroid

Các dẫn xuất của corticoid (Betamethasone và Hydrocortisone) có khả năng giúp giảm ngứa, sưng và viêm. Loại thuốc này được sử dụng khi sử dụng kem làm dịu da mà không thấy có hiệu quả, vẫn ngứa ngát. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bôi chứa steroid, chỉ bôi vùng da bị viêm, không nên dùng dài ngày hay thoa lên phạm vi da rộng.

4.3 Thuốc kháng histamin

Nếu tình trạng ngứa xuất hiện vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, bác sĩ có thể kê cho người bệnh toa thuốc kháng histamin nhằm làm giảm các phản ứng dị ứng. Nhóm thuốc này thường gây tác dụng phụ như chóng mặt và buồn ngủ trong thời gian đầu sử dụng. Vì vậy, thuốc này chỉ định nên hạn chế lái xe khi đang uống thuốc này.

4.4 Thuốc kháng virus Acyclovir

Thuốc kháng virus cho người bệnh sử dụng khi xét nghiệm nhận thấy có sự hiện diện của virus gây bệnh. Nhóm thuốc này có tác dụng kìm hãm và ức chế hoạt động của các loại virus nhạy cảm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan