Bệnh nhiễm ký sinh trùng Giun chỉ

Bệnh nhiễm ký sinh trùng giun chỉ bạch huyết hay bệnh phù chân voi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe ở nhiều quốc gia nhiệt đới. Bệnh ngày nay hiếm gặp tuy nhiên đây là căn bệnh gây đau đớn và biến dạng nặng chân thường khó chẩn đoán ở giai đoạn sớm.

1. Bệnh giun chỉ bạch huyết là gì?

  • Bệnh giun chỉ bạch huyết hay còn được gọi là bệnh phù chân voi là bệnh do giun chỉ ký sinh vào trong hệ thống bạch huyết của cơ thể người. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác qua trung gian gây bệnh là muỗi, muỗi nhiễm phải ấu trùng giun chỉ khi đốt người, khi đó ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào trong da đi vào cơ thể con người, sau đó ấu trùng di chuyển vào hệ bạch huyết, ở đó chúng phát triển thành giun trưởng thành trong hệ thống bạch huyết của người.
  • Bệnh giun chỉ bạch huyết là một căn bệnh gây ra đau đớn và biến dạng nặng cho bệnh nhân. Bệnh nhân bị nhiễm bệnh từ khi còn nhỏ dần dần các triệu chứng xuất hiện dẫn đến tình trạng khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn chân.
  • Chẩn đoán bệnh nhiễm giun chỉ bạch huyết thường khó chẩn đoán trên lâm sàng ở giai đoạn đầu. Cần căn cứ vào các yếu tố như: sống trong vùng bệnh lưu hành, có triệu chứng phù voi, đái dưỡng trấp. Đối với người sống ngoài vùng bệnh để chẩn đoán cần phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm phát hiện ấu trùng giun chỉ.
xét nghiệm SCC
Tiến hành xét nghiệm để phát hiện bệnh nhiễm giun chỉ

2. Triệu chứng lâm sàng

Đa phần người bệnh nhiễm giun chỉ bạch huyết nhưng không có các biểu hiện lâm sàng trong nhiều năm hoặc cả đời. Đặc điểm quan trọng là bệnh nhân sống trong vùng dịch tễ. Một số trường hợp có biểu hiện sau:

  • Thời kỳ ủ bệnh ít nhất là 4 tuần, có thể lâu hơn. Người bệnh không có triệu chứng hoặc mệt mỏi, sốt nhẹ, nổi mẩn da. Thời kỳ này có khả năng truyền bệnh cao vì người bệnh có mầm bệnh trong người mà không rõ các triệu chứng bệnh để điều trị.
  • Thời kỳ cấp tính
  • Sốt: thường sốt cao, đột ngột, kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi và nhức đầu nhiều, thường tái phát từng đợt, mỗi đợt kéo dài 3 - 7 ngày
  • Sau sốt vài ngày sẽ xuất hiện tình trạng viêm bạch mạch, viêm hạch bạch huyết xuất hiện biểu hiện hạch viêm đỏ, đau dọc theo bạch mạch, thường là mặt trong chi dưới. Hạch bẹn có thể sưng to, nóng, đỏ, đau.
  • Thời kỳ mạn tính.
  • Bệnh nhân gầy sút nhanh. Xuất hiện dần hiện tượng phù chân voi hậu quả của viêm mạn tính hạch và mạch bạch huyết chi dưới với đặc điểm phù cứng, dạ dày. Phù có thể xuất hiện từ bàn chân lên đến đùi.
  • Viêm hoặc phù bộ phận sinh dục như viêm thừng tinh, viêm tinh hoàn, tràn dịch tinh hoàn. Trường hợp viêm ở cơ quan sinh dục bệnh nhân có biểu hiện bìu voi hoặc vú to.
  • Đái dưỡng chấp: biểu hiện lâm sàng bằng đi tiểu ra nước trắng đục như nước vo gạo, để lâu không lắng; đôi khi lẫn máu đi kèm.
Tiểu rát, ngứa ống dẫn tiểu là bị bệnh gì?
Giun chỉ bạch huyết dẫn đến viêm phù bộ phận sinh dục

3. Điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng giun chỉ

  • Điều trị các trường hợp nhiễm giun chỉ có ấu trùng trong máu có biểu hiện lâm sàng cấp tính như sốt, viêm hạch, viêm mạch bạch huyết... và không có biểu hiện lâm sàng: dùng thuốc đặc hiệu DEC điều trị
  • Trong đợt cấp tính điều trị triệu chứng là chủ yếu: hạ sốt, giảm đau, nghỉ ngơi, không dùng thuốc điều trị đặc hiệu DEC vì có thể gây viêm mạch, hạch bạch huyết. Ngoài ra có thể sử dụng kháng sinh chống bội nhiễm.
  • Các trường hợp có biểu hiện phù voi (phù chi, bìu, vú...) điều trị như sau:
  • Thuốc diệt giun được chỉ định nếu xét nghiệm máu có ấu trùng: uống thuốc đặc hiệu diệt giun chỉ.
  • Ở người bệnh phù voi, cần chú ý vấn đề bội nhiễm vi khuẩn bằng cách: rửa chi bị phù ngày hai lần bằng nước sạch và xà phòng tắm, thấm khô, tăng cường vận động, xoa bóp chân nhằm tăng cường lưu thông hệ thống tuần hoàn.
  • Đêm nằm ngủ gác chân cao hoặc có thể dùng băng ép nhẹ kiểu quấn xà cạp để tránh ứ trệ tuần hoàn chi bị phù.
  • Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn cần dùng kháng sinh tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân tùy mức độ bệnh
  • Điều trị trường hợp có đái dưỡng chấp:
  • Dùng thuốc diệt giun chỉ khi xét nghiệm máu có ấu trùng giun chỉ
  • Ăn thức ăn kiêng mỡ và thức ăn giàu Protein
Chế độ ăn giàu protein
Người mắc bệnh giun chỉ cần bổ sung các thức ăn giàu Protein

4. Phòng bệnh

  • Tuyên truyền sức khỏe về tác hại và phòng chống bệnh giun chỉ cho người dân biết cách phòng ngừa.
  • Vệ sinh môi trường: xây nhà cao, thoáng mát để hạn chế muỗi vào nhà, các biện pháp giảm sự sinh sản của muỗi, phun thuốc muỗi thường xuyên đúng quy trình.
  • Mặc quần áo bảo hộ kín khi lao động ban đêm nhất là vùng có nghề thủ công như làm chiếu, nằm màn tránh muỗi đốt.
  • Cần phát hiện sớm và điều trị người có bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan