Bệnh lý giảm tiểu cầu trong khoa hồi sức tích cực

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phương Nam - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Tiểu cầu trong máu là 1 tế bào không nhân, di chuyển trong dòng máu, được sản xuất từ tủy xương từ Megakaryocytes. Tiểu cầu giữ chức năng trong quá trình cầm máu của cơ thể. Nếu giảm tiểu cầu có thể gây ra chảy máu.

1. Tế bào tiểu cầu là gì?

  • Đường kính trung bình là 2,5 μm
  • Số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi 150-400 x 109/L
  • Đời sống trung bình tiểu cầu 8-10 ngày
  • Khi cần huy động cho yêu cầu cầm máu, tiểu cầu sẽ di truyền từ lách vào tuần hoàn ( 70% tổng số tiểu cầu)

2. Các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu ở bệnh nhân ICU?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra giảm tiểu cầu:

  • Nguyên nhân pha loãng

Do truyền dịch hồi sức ban đầu trong sốc mất máu, mất máu nhiều.

  • Tiêu thụ tiểu cầu
  • Chấn thương nặng: Tiểu cầu sẽ huy động đến vùng tổn thương và tăng tiêu thụ tại các vết thương
  • Đông máu nội mạch lan tỏa ( DIC): nguyên nhân gây ra DIC như sốc mất máu, sốc nhiễm trùng, bỏng... Tiểu cầu bị hút vào những cục máu đông vi thể trong lòng mạch
  • Nhiễm trùng huyết nặng: Tiểu cầu sẽ tăng tiêu thụ khi bệnh nhân có nhiễm trùng nặng, sốt và nguy cơ hình thành nên đông máu nội mạch lan tỏa.
  • Do sử dụng các thiết bị tuần hoàn ngoài cơ thể như: ECMO, lọc thận liên tục.... các tế bào tiểu cầu sẽ bám dính vào màng của quả lọc gây giảm tiểu cầu.
  • Tiểu cầu bị bắt giữ và phá hủy tại cơ quan ngoài máu

Các bệnh lý xơ gan, cường lách gây nên tình trạng tiểu cầu bị bắt giữ và bị phá hủy tại lách nhiều hơn so với bình thường.

  • Giảm sản xuất tiểu cầu

Các bệnh lý như xơ gan, suy tủy, ung thư, nhiểm trùng (HIV, HCV, EBV, CMV) gây nên giảm sản xuất tiểu cầu ở tủy xương dẫn đến giảm tiểu cầu trong máu.

  • Phá hủy tiểu cầu

Các bệnh lý như xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ( ITP) , giảm tiểu cầu do Heparin ( HIT) gây tăng phá hủy tiểu cầu dẫn đến giảm tiểu cầu trong máu

  • Bệnh lý vi huyết khối

TTP, TMA, HUS, HELP các bệnh lý này xuất hiện các vi huyết khối trong lòng mạch sẽ thu hút tiểu cầu vào huyết khối này gây nên giảm tiểu cầu trong máu.

  • Sau truyền máu

Một tỷ lệ nhỏ sau khi truyền chế phẩm máu thì xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu trong máu.

Tế bào máu
Hình ảnh mô tả các tế bào trong máu

3. Giảm tiểu cầu sẽ điều trị như thế nào ? Có điều trị hết không?

Tìm được nguyên nhân gây ra giảm tiểu cầu rất quan trọng trong định hướng điều trị

Điều trị nguyên nhân nền gây ra tình trạng giảm tiểu cầu như : Sốt, nhiễm trùng, mất máu cấp... sẽ dẫn đến hồi phục lại số lượng tiểu cầu trong máu.

Nếu giảm tiểu cầu gây ra nguy cơ chảy máu cao khi số lượng tiểu cầu < 20x 109/L, hay đang chảy máu gây nguy hiểm thì truyền tiểu cầu đậm đặc sẽ được bác sĩ chỉ định. Trừ 1 vài bệnh lý chống chỉ định truyền tiểu cầu như : TTP, TMA thì không được truyền tiều cầu vì nếu truyền sẽ gây nên tình trạng bệnh lý nặng nề hơn.

Ngoài ra có thể chỉ dùng thuốc để ngăn cản sự phá hủy tiểu cầu hoặc thuốc tăng sản xuất tiểu cầu trong một số bệnh lý nhất định.

Đối với các bệnh lý gây giảm sản xuất tiểu cầu do ung thư máu điều trị ung thư là quan trọng vì khi lui bệnh tiểu cầu sẽ được sản sinh ra với số lượng đầy đủ như người bình thường.

Do vậy giảm tiểu cầu là bệnh lý nguy hiểm hay thường gặp trong quá trình điều trị tại khoa ICU do đó việc cung cấp thông tin về tiền sử bệnh lý cũng như tìm nguyên nhân giảm tiểu cầu để có quyết định điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan