Bệnh đậu mùa có nguy hiểm không?

Bệnh đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người và hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc về bệnh đậu mùa có nguy hiểm hay không?

1. Bệnh đậu mùa lây lan như thế nào?

Bệnh đậu mùa đã xuất hiện từ rất lâu và đã trở thành một đại dịch nguy hiểm ảnh hưởng tới toàn nhân loại. Trong nhiều năm khi xuất hiện bệnh đậu mùa, số lượng người mắc bệnh tử vong đã tăng lên đến 30%. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra vắc xin để khống chế làm giảm ảnh hưởng của bệnh đậu mùa cho người bệnh.

Con người được xác định là nguồn lây của căn bệnh đậu mùa. Khi mắc đậu mùa thì trên người bệnh nhân xuất hiện mụn và tróc vảy. Giai đoạn mụn đậu mùa hóa thành mủ bong vảy sẽ khiến vi rút gây bệnh sinh trưởng và làm lây lan dịch bệnh. Theo phân tích con người có thể bị lây qua hô hấp.

Khi virus xâm nhập vào được hô hấp sẽ tồn tại ở dịch mũi và dịch họng. Nếu một người hít phải vi rút mà bệnh nhân đậu mùa mới hắt hơi sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh. Con đường lây truyền này khá nguy hiểm và chúng còn khiến người khỏe mạnh vô tình nhiễm bệnh không hay biết. Ngoài ra, nếu vô tình chạm vào vật dụng có dính mủ hay vảy của bệnh nhân, người chạm vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Một cách lây truyền khác được ghi nhận chính là vi rút xâm nhập qua miệng vết thương.

2. Các triệu chứng của bệnh đậu mùa

Bệnh nhân rất khó phát hiện đã mắc bệnh đậu mùa do không có biểu hiện cụ thể ở giai đoạn đầu. Các loại vi rút gây bệnh thường xâm nhập và âm thầm gây nên bệnh mà không có dấu hiệu báo trước. Sau khi nhiễm bệnh thời gian đầu thì bệnh nhân có thể hiểu nhầm rằng mình đã nhiễm phải cúm. Vì thế bạn cần lưu ý những biểu hiện sau để loại trừ bệnh:

  • Sốt cao
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Giảm khả năng tập trung
  • Đau nhức vùng đầu
  • Đau mỏi vai lưng
  • Nôn

Sau khi đã có những biểu hiện trên, bệnh nhân sẽ tiếp tục nổi mẩn hay phát ban sau vài ngày. Những biểu hiện đó là dấu hiệu chính xác nhất của bệnh đậu mùa. Giai đoạn đầu, bạn có biểu hiện phát ban trên mặt sau đó lan ra tay, rồi chân và tràn khắp cơ thể. Nốt phát ban cần 1 - 2 ngày để chuyển thành mụn nước và chứa dịch mủ. Sau cùng khi tích tụ đủ dịch mủ tại nốt phát ban sẽ áp xe và đóng vảy. Mỗi khi vảy bong ra khu vực trên da sẽ xuất hiện lỗ hoặc sẹo rỗ .

3. Những giai đoạn của bệnh đậu mùa

Bệnh nhân xác định nhiễm phải đậu mùa sẽ trải qua 4 giai đoạn của bệnh. Mỗi thời kỳ có những đặc điểm riêng, vì thế mỗi người cần chủ động kiểm soát để phát hiện bản thân có phải bệnh nhân đậu mùa không.

3.1 Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh của bệnh đậu mùa thường kéo dài khá lâu. Theo các nghiên cứu đã ghi nhận, bệnh nhân đậu mùa sẽ mất khoảng 12 - 13 ngày để phát bệnh. Tuy nhiên một số tình trạng bệnh nhân có thể mất 5 ngày hoặc 15 ngày mới phát bệnh ra ngoài.

3.2 Giai đoạn phát bệnh đầu

Khi bệnh đậu mùa khởi phát, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao và rét run. Thân nhiệt người bệnh lúc này sẽ đạt 40 - 41 độ C. Sau đó xuất hiện hoa mắt ù tai chóng mặt và đau nhức toàn thân. Thời điểm khởi phát người bệnh sẽ nằm một chỗ nên có nguy cơ bí tiểu.

Một số khác sẽ nôn nhiều khiến thương vị đau nhức rồi xung huyết lên da mặt. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện sợ ánh sáng và hay chảy nước mắt. Một số bệnh nhân sẽ ho rát đau họng kèm theo khó thở.

3.3 Giai đoạn phát bệnh hoàn toàn

Sau khoảng 4 ngày khởi phát đậu mùa sẽ phát ban hoàn toàn. Lúc này bệnh nhân giảm nhẹ cơn sốt và cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Từ trán đến thái dương sẽ xuất hiện nốt màu hồng rồi lan dần xuống dưới. Sau 48 giờ sự lan truyền kéo dài toàn thân và mật độ sẽ giảm dần. Bệnh nhân nên kiểm tra niêm mạc miệng, mắt,mũi... loại trừ xuất hiện nốt thủng hay viêm loét.

Giai đoạn tiếp theo từ ngày thứ 7 hoặc 8 phát bệnh các nốt phỏng sẽ đục dần và mủ tích tụ. Lúc này cơ thể phù nề và tâm của mụn lõm dần xuống. Cơn sốt 40 độ xuất hiện trở lại vào ban đêm có thể làm bệnh nhân khó chịu như giai đoạn khởi phát.

Từ ngày thứ 12 vết mụn và mủ bắt đầu khô lại đóng vảy ở miệng và có màu nâu vàng. Thân nhiệt bệnh nhân lúc này giảm dần nhưng có dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu. Quá trình mụn hình thành đóng vảy cũng lần lượt từ vùng mặt đi xuống nhu khi chúng khởi phát.

3.4 Giai đoạn hết bệnh

Khoảng 20 ngày sau khi người bệnh nhiễm đậu mùa sẽ bong dần vảy trên da. Lúc này vùng da có mụn bong vảy sẽ để lại sẹo hoặc lõm xuống. Sau một thời gian màu da sẽ quay trở lại bình thường, tuy nhiên sẹo của đậu mùa lại không thể mất đi. Đặc biệt vùng mũi và trán sẽ bị lõm sâu nhất.

4. Bệnh đậu mùa có nguy hiểm không?

Bệnh đậu mùa sau khi mắc phải sẽ để lại di chứng nguy hiểm. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh đậu mùa có thể kể đến như:

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Bệnh đậu mùa có nguy hiểm không, bệnh đậu mùa có chết không”. Phần lớn bệnh nhân xác định mắc bệnh đậu mùa đều có nguy cơ tử vong cao. Nếu được điều trị khỏi thì người bệnh sẽ có nguy cơ bị biến chứng và sẹo gây mất thẩm mỹ. Vì vậy việc lên các phương án phòng bệnh là vô cùng cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

582 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan