Bài tập phục hồi chức năng sau điều trị ung thư vú

Bài viết bởi Thạc sĩ Vũ Văn Minh - Kỹ thuật viên trưởng tại Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Sau điều trị ung thư vú, ngoài việc sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng theo yêu cầu của bác sĩ, các bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập phục hồi chức năng hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu duy trì luyện tập kết hợp với lối sống khoa học sẽ đem lại cơ hội điều trị bệnh ung thư vú tốt hơn nữa.

1. Tuần đầu sau phẫu thuật

Gấp, duỗi cơ tay
Nhún và xoay hai vai
Nâng hai tay
Ép xương bả vai
Gấp khớp vai với hai tay khoanh trước ngực
Dang khớp vai với khuỷu tay gập
Gấp khớp vai với khuỷu tay gập

2. Tuần thứ 2 sau phẫu thuật

Mỗi ngày người bệnh tập 02 lần, có thể tập ở tư thế đứng, ngồi hoặc nằm. Mỗi động tác tập bắt đầu 05 lần sau đó tăng dần hàng ngày cho tới khi được 10 lần,

Khi tập người bệnh có thể thấy căng nhưng không được gây đau. Tập cho tới khi đạt được tầm vận động bình thường của khớp vai (khoảng 06 tuần)

Gấp khớp vai hai bên
Dạng áp kết hợp xoay trong khớp vai
Dạng khớp vai với khuỷu tay gập
Xoay trong khớp vai

3. Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 sau phẫu thuật

Khoảng 3-6 tuần sau phẫu thuật là giai đoạn đầu của lành vết thương, và sau khi tháo bỏ dẫn lưu. Người bệnh tránh nâng, nhấc các vật nặng trên 0,5kg bằng tay bên mới mổ

Các bài tập không được gây đau hoặc gây châm chích, trong khi tập nếu các triệu chứng này xuất hiện cần dừng tập ngay

Gấp khớp vai hai bên với gậy
Tạo hình đại bàng
Dạng và khép vai
Điều chỉnh vị thế
Ngón tay leo tường

4. Các bài tập nâng cao

Khi đã vận động khớp vai tốt, hướng dẫn người bệnh tập kéo dãn để tăng cường vận động và phục hồi sức mạnh của khớp vai cho đến khi hai vai cân bằng nhau cả về mức độ vận động cúng như sức mạnh.

Mục tiêu này có thể đạt được sau 2 đến 3 tháng tập luyện. Không được nâng hoặc mang vật nặng trên 05 kg trong giai đoạn này.

Nghiêng thân mình
Trượt theo khung cửa

5. Giai đoạn tiếp theo

Tập trong giai đoạn này (bắt đầu khoảng 06 tuần sau phẫu thuật) bao gồm cả những bài tập làm mạnh cơ và các bài tập toàn thể, đồng thời các hoạt động giải trí và công việc nội trợ hàng ngày được tái thiết lập.

Người bệnh cần dần dần trở lại với các công việc ở nhà thường ngày với các công việc như làm vườn là những hoạt động giúp làm tăng sức khỏe sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, một số động tác phải đưa tay lên cao như giặt, phơi quần áo và hút bụi cần thực hiện từ từ theo mức độ tăng dần. Không nâng, kéo, đẩy vật nặng bằng tay phía bên mới mổ trong khoảng 06 tuần. Không lái xe trong 02 tuần đầu để cho vết mổ liền hẳn, chỉ lái xe khi đã chắc chắn là có thể phản ứng kịp xử lý được các tình huống khẩn cấp.

Các bài tập làm mạnh cơ hoặc thể dục nhịp điệu đòi hỏi tim phổi phải hoạt động nhiều hơn, cần kiểm tra xem người bệnh có những vấn đề gì về tim phổi, đồng thời các vấn đề khác như đau, cứng khớp vai, sưng nề bàn tay.

Khoảng 4-6 tuần sau phẫu thuật người bệnh có thể bắt đầu các bài tập làm tăng sức mạnh với tạ từ 0.5 đến 1 kg (có thể dùng tạ tay hoặc cầm chai nước trong khi tập).

Tập aerobic đều đặn sẽ làm tăng thể lực nói chung, đồng thời với nhiều ích lợi khác như:

  • Tăng khả năng hoạt động của tim phổi, tăng cường cung cấp máu cho cơ thể
  • Duy trì cân nặng
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi và lo lắng

Các bài tập đi bộ (Brisk walking), bơi lội, chạy, đạp xe, nhảy... là những bài tập aerobic có thể áp dụng.

Tập tạ và thể thao:

Cân nhắc đeo tay áo nén vào cánh tay bị ảnh hưởng khi tập luyện với trọng lượng nặng (nặng hơn 4,5 kg hoặc 10 lbs) hoặc các môn thể thao đòi hỏi nhiều sức mạnh ở phần trên cơ thể như quần vợt, chèo thuyền hoặc boxing.

6. Chăm sóc tay và bàn tay sau phẫu thuật

Một số người bệnh có thể bị phù bạch mạch ở tay, người bệnh này cần có sự chăm sóc đặc biệt cho tay để phòng ngừa các biến chứng:

Theo đó, người bệnh không nên:

  • Đo huyết áp bên tay mới phẫu thuật
  • Tiêm, không lấy máu làm xét nghiệm bên tay này kể cả dùng kim châm chích, hoặc truyền nhỏ giọt và tiêm phòng
  • Dùng dao cạo để cạo lông nách, nên dùng kem tẩy lông hoặc dao cạo điện
  • Cắt hoặc trà xát lên tay và bàn tay bên mới mổ, nếu xuất hiện những mảng khác màu trên da nên dùng kem chống nhiễm trùng ngay
  • Làm bỏng tay bên mới mổ, luôn phải mang găng tay cách nhiệt khi tiếp xúc với lò nóng
  • Để da bên tay mới mổ “cháy nắng”, luôn luôn sử dụng đồ chống nắng khi tiếp xúc
  • Để côn trùng cắn, đốt bên tay này. Nên dùng kem chống côn trùng khi cần
  • Nâng đồ vật nặng và vận động tay liên tục quá sức

Người bệnh không nên:

  • Mặc áo dài tay và đi găng tay khi làm vườn
  • Mang găng cao su khi tiếp xúc với những đồ bẩn hoặc thô ráp
  • Dùng kem ẩm da ở tay làm cho da không bị khô hoặc nứt nẻ
  • Thận trọng khi cắt móng tay, không cắt vào phần thịt, da ở đầu ngón
  • Báo bác sĩ ngay nếu tay bị đỏ, nóng hoặc sưng to, hoặc có vết xước nghi bị nhiễm trùng.

Quá trình điều trị ung thư vú đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như cố gắng duy trì luyện tập, lối sống và chế độ dinh dưỡng. Người bệnh có thể tham khảo các bài luyện tập trên, kết hợp với chế độ dinh dưỡng cho người ung thư vú, đồng thời thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý.

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan