Sự khác nhau giữa gây tê và gây mê

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Xuân Tịnh - Bác sĩ Gây mê - Hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Sợ đau là cảm giác thường xuất hiện ở các bệnh nhân mỗi khi phải mổ. Gây tê và gây mê là những phương pháp giúp người bệnh không còn cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật. Vậy gây tê và gây mê khác nhau như thế nào?

1. Tìm hiểu kỹ thuật gây tê

Gây tê là một phương pháp vô cảm sử dụng các tác nhân hóa học hoặc vật lý ức chế tạm thời dẫn truyền xung động thần kinh để làm mất cảm giác đau ở một vùng nhất định của cơ thể. Người ta dùng thuốc tê tiêm tại chỗ và ức chế cảm giác đau đớn. Các trường hợp tiểu phẫu thuật đều được áp dụng tê tại chỗ. Vì tê tại chỗ nên bệnh nhân hoàn toàn tỉnh khi làm phẫu thuật.

Gây tê được chia thành hai phương pháp: Gây tê tại chỗgây tê vùng.

  • Gây tê tại chỗ là làm cho một vùng nhỏ không còn cảm giác đau. Gây tê tại chỗ áp dụng cho những vùng phẫu thuật nhỏ như một vết thương cạn, nhỏ, ngoài da, vết thương ở da đầu, vết thương ngón tay, ngón chân ...
  • Gây tê vùng là làm tê một vùng rộng hơn. Tê vùng là chích thuốc tê vào tủy sống hay ngoài màng cứng. Người ta chích thuốc tê vào tủy sống và những rễ thần kinh tương ứng. Tê vùng làm mất cảm giác một vùng lớn của cơ thể như bụng, lưng hay hai chân, tay.
gay-te-1
Gây tê được chia thành hai phương pháp: Gây tê tại chỗ và gây tê vùng

2. Gây mê

Gây mê là phương pháp vô cảm nhằm mục đích làm mất tạm thời ý thức, cảm giác, các phản xạ, bằng các thuốc mê tác động trên thần kinh trung ương. Người ta có thể chích thuốc qua tĩnh mạch hay cho bệnh nhân ngửi thuốc mê qua đường thở. Với gây mê, bệnh nhân sẽ không hay biết gì và không còn cảm thấy đau khi mổ, bệnh nhân không biết cuộc mổ xảy ra thế nào và vào thời điểm nào.

Tuỳ theo đường vào cơ thể của thuốc mê người ta chia ra làm 3 loại:

  • Gây mê qua đường hô hấp: Khi sử dụng để gây mê thuốc được đưa vào cơ thể người bệnh phải qua đường hô hấp, người bệnh hít hơi thuốc mê, thuốc qua phế nang để vào máu.
  • Gây mê qua các đường khác: Gây mê qua đường tĩnh mạch, gây mê qua đường trực tràng, gây mê qua đường bắp thịt.
  • Gây mê phối hợp: Dùng các thuốc mê khác nhau qua một đường hoặc nhiều đường khác nhau vào cơ thể bệnh nhân để gây mê hoặc sử dụng thuốc mê phối hợp với các thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ. Gây mê phối hợp với gây tê vùng.

Tùy theo nhu cầu phẫu thuật đòi hỏi, vùng mổ lớn hay nhỏ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kết quả xét nghiệm như thế nào, cách thức phẫu thuật ra sao mà người ta chọn những cách thức gây tê, gây mê khác nhau. Thường thì Bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê sẽ cùng bàn bạc chọn một phương thức thích hợp nhất để áp dụng cho việc gây tê hay mê. Bất cứ loại tê mê nào cũng đều có những nguy cơ, tuy dù ngày nay độ an toàn của tê mê đã được nâng lên rất cao. Nhưng trong một vài tình trạng sức khỏe nào đó, độ an toàn của gây mê vẫn bị ảnh hưởng. Vì thế, trước khi gây mê, người gây mê sẽ báo cho bệnh nhân biết những điều không tốt có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

34.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan