Tác dụng của cây thằn lằn

Tác dụng của cây thằn lằn chủ yếu nằm ở quả thằn lằn. Công dụng của quả sung thằn lằn được biết đến là vừa tốt cho phụ nữ như hoạt huyết, thông tia sữa và nam giới như tráng dương, cố tinh, ....

Cây thằn lằn hay còn gọi là cây sung thằn lằn, tên khoa học là Ficus Pumila, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Ở nước ta, cây thằn lằn thường mọc hoang ở cả đồng bằng và miền núi. Thằn lằn thuộc loại cây dây leo, vì vậy hiện nay cây thằn lằn thường được trồng trong nhà, leo bám trên tường để trang trí và tạo không gian xanh mát cho ngôi nhà. Tuy nhiên, ít ai lại biết rằng trong Đông y, cây thằn lằn còn là một vị thuốc quý, đặc biệt là quả của cây thằn lằn.

1. Quả thằn lằn

Quả thằn lằn hay còn gọi là quả sung thằn lằn, có tên thuốc trong Đông y là vương bất lưu hành, lương phấn quả, bị lệ thực. Quả này có thể ăn được và làm thuốc, có thể phơi khô hoặc dùng tươi và ngâm rượu.

Quả thằn lằn là dạng quả hạch, có chiều dài khoảng 15mm, hình trứng, có một hạch cứng hình trái xoan. Khi chín, quả thằn lằn có màu đen và rất ngọt, chứa nhiều đường đơn như arabinose, fructose, glucose, còn hạt của quả lại giàu chất xơ polysaccharide. Quả thằn lằn cũng được biết đến là một loại thức ăn bổ dưỡng vì cung cấp nhiều protein, chất xơchất chống oxy hóa.


Quả thằn lằn làm tăng tác dụng của cây do giàu dinh dưỡng
Quả thằn lằn làm tăng tác dụng của cây do giàu dinh dưỡng

2. Tác dụng của cây thằn lằn

Tác dụng của cây thằn lằn chủ yếu đến từ quả thằn lằn. Trong Đông y, quả thằn lằn có tính thanh mát, vị ngọt. Ngoài ra, trong cả thân và quả thằn lằn rất giàu rutin, là chất chống oxy hóa có cấu trúc flavonoid với khả năng hoạt động mạnh để loại bỏ các gốc tự do phát triển trong tế bào. Cây thằn lằn có những tác dụng sau:

  • Đối với nam giới: Bổ thận, tráng dương, cố tinh, trị di tinh, liệt dương, viêm tinh hoàn, tăng cường sức mạnh nam giới, kích thích ham muốn.
  • Đối với phụ nữ: Điều hòa kinh nguyệt, thông tắc tia sữa, lợi sữa, sa dạ con. Với những tác dụng của cây thằn lằn đã nêu thì phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng.
  • Đối với người cao tuổi: Đau lưng, viêm khớp, phong thấp.

Chung: Hoạt huyết, đái dầm, tiểu khó, tiểu ra máu, lỵ, bong gân, thoát vị bẹn, chống xơ vữa động mạch, phòng ngừa tăng huyết áp, kiềm chế cơn đau tim, phòng ngừa ung thư.


Đau tim sẽ giảm đi nhờ vào tác dụng của cây thằn lằn
Đau tim sẽ giảm đi nhờ vào tác dụng của cây thằn lằn

3. Các bài thuốc từ cây, lá, quả thằn lằn

Với những công dụng của quả sung thằn lằn cũng như cây, lá đã kể trên, cây thằn lằn là thành phần của một số bài thuốc phổ biến sau:

  • Chữa liệt dương, di tinh: Phơi khô cành, lá, quả thằn lằn (còn non), sau đó xay nát cùng đậu đen rồi ngâm với rượu trắng trong 10 ngày thì lọc lấy rượu uống. Để chữa liệt dương, di tinh, nam giới uống ngày 3 lần, mỗi lần 10ml rượu mỗi ngày. Nếu dùng làm thuốc bổ thì cho thêm đường để uống.
  • Chữa đau nhức toàn thân, đau xương, điều kinh, hỗ trợ tiêu hóa: Cắt nhỏ quả thằn lằn sau đó cho vào nước nấu, vớt bã và tiếp tục nấu để cô đặc thành cao. Mỗi ngày uống từ 5 - 10g cao quả sung thằn lằn pha với nước ấm, chữa đau xương ở người lớn tuổi rất tốt.
  • Chữa tắc tia sữa, tăng cường lợi sữa: Có thể thực hiện theo một trong hai cách là cắt quả thằn lằn và cây bồ công anh nấu nước uống hoặc pha cao quả thằn lằn với nước uống từ 5 - 10g mỗi ngày (cách chế biến thành cao như trên). Để chữa sưng vú do tắc tia sữa, bên cạnh nấu nước uống thì giã nhỏ lá cây bồ công anh rồi đắp lên vú, massage nhẹ nhàng để tuyến sữa được thông.
  • Pha nước thanh nhiệt: Xay nhuyễn quả thằn lằn đã chín và rửa sạch, ép lấy nước cốt rồi để yên trong một khoảng thời gian, chất nhầy trong quả thằn lằn sẽ làm đông lại giống thạch. Cắt thạch từ nước cốt thằn lằn thành sợi, ăn cùng nước đường hoặc pha với nước đường thành nước thanh nhiệt, uống giải khát mùa hè rất tốt.

Tác dụng của cây thằn lằn được biết đến là rất tốt cho nam giới bị viêm tinh hoàn, liệt dương, di tinh còn phụ nữ là điều hòa kinh nguyệt, lợi sữa và thông tắc tia sữa. Ngoài ra, cây thằn lằn còn có công dụng chữa đau xương, thấp khớp ở người cao tuổi hiệu quả.

Khi đã nắm rõ công dụng của cây thằn lằn bạn có thể áp dụng theo để thấy được lợi ích sức khỏe từ loại cây dân giã này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe