Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu báo trước bệnh Alzheimer?

Mọi người ngủ trung bình 6 tiếng rưỡi, mặc dù họ dành khoảng 8 tiếng mỗi đêm trên giường. Giấc ngủ càng kém kèm theo mất ngủ triền miên, bạn càng có nhiều khả năng mắc bệnh Alzheimer theo kết quả của một nghiên cứu mới.

1. Thức giấc nhiều lần trong đêm có nhiều khả năng mắc bệnh Alzheimer

Theo nhà nghiên cứu Yo-El Ju - trợ lý giáo sư thần kinh học tại Đại học Washington cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng nếu mọi người thức nhiều trong đêm, hơn 5 lần thức giấc trong một giờ thì họ có nhiều khả năng mắc bệnh Alzheimer tiền lâm sàng. Bệnh Alzheimer tiền lâm sàng là thuật ngữ để chỉ những người có kỹ năng tâm thần bình thường nhưng có những thay đổi về não liên quan đến chứng rối loạn thoái hóa.

Ju và các đồng nghiệp của cô đã thực hiện nghiên cứu đánh giá trên 100 nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 45-80. Tất cả đều không bị sa sút trí tuệ khi bắt đầu nghiên cứu. Một nửa trong số họ có tiền sử gia đình mắc bệnh Alzheimer. Trong 14 ngày, những người đàn ông và phụ nữ đeo một thiết bị đo giấc ngủ, sau đó hoàn thành nhật ký giấc ngủ và bảng câu hỏi.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích chất lỏng tủy sống và xem xét các bản quét não để tìm kiếm các chỉ số về "mảng amyloid", đây là những chất lắng đọng được tìm thấy trong não của những người bị bệnh Alzheimer. Các chuyên gia tin rằng các chất lắng đọng có thể bắt đầu hình thành từ 10 đến 15 năm trước khi các dấu hiệu bệnh Alzheimer xuất hiện.

Khoảng 25% trong số 100 người có bằng chứng về bệnh Alzheimer tiền lâm sàng do các chỉ số phản ánh bất thường của các mảng amyloid. Những người thức dậy thường xuyên nhất, hơn 5 lần trong một giờ, có nhiều khả năng có các dấu hiệu sinh học bất thường này hơn so với những người khác. Họ cũng phát hiện ra rằng những người dành ít hơn 85% thời gian trên giường dành cho việc ngủ cũng có nhiều khả năng mắc bệnh Alzheimer tiền lâm sàng.

Mọi người nên ưu tiên giấc ngủ của mình vì giấc ngủ là một chức năng rất quan trọng cho phép não bộ được nghỉ ngơi.

thay đổi giấc ngủ
Thức giấc nhiều lần có thể là dấu hiệu bệnh alzheimer

2. Các vấn đề về giấc ngủ và mối liên hệ với bệnh Alzheimer

Khó ngủ, mất ngủ triền miên có thể phản ánh những thay đổi của não đang diễn ra. Một giấc ngủ ngon vào ban đêm rất quan trọng đối với não bộ.

Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer thường phàn nàn về những thay đổi trong cách ngủ của họ trong giai đoạn đầu của bệnh. Ví dụ ở những người khỏe mạnh, giấc ngủ ngắn ban ngày thường kéo dài khoảng 20 phút, nhưng chúng có thể kéo dài đến 3 giờ ở những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer.

Roxanne Sterniczuk - một nhà sinh lý học thần kinh tại Đại học Dalhousie ở Halifax, Canada và các đồng nghiệp của cô muốn xác định xem những thay đổi này xảy ra sớm như thế nào và liệu chúng có thể dự đoán nguy cơ phát triển bệnh trong tương lai của một người hay không.

Sterniczuk đã phân tích dữ liệu của 14.600 người khỏe mạnh từ 50 tuổi trở lên ở 12 quốc gia Châu Âu và xem xét các thước đo khác nhau về chất lượng giấc ngủ, sau đó sử dụng chúng để tạo ra chỉ số rối loạn giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia báo cáo họ ngủ không yên giấc, cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày và dùng thuốc ngủ là đối tượng có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer trong vòng 2 năm sắp tới, mức độ của những vấn đề này càng lớn thì các dấu hiệu bệnh Alzheimersuy giảm trí nhớ do mất ngủ sẽ càng nghiêm trọng. Sterniczuk nói: “Buồn ngủ ban ngày càng nhiều là yếu tố dự báo lớn nhất, đây là những thay đổi nhỏ trong chu kỳ ngủ - thức đang diễn ra trước bất kỳ bệnh lý nào”.

Dấu hiệu bệnh Alzheimer đặc trưng nhất là sự lắng đọng của các mảng không hòa tan được tạo thành từ protein amyloid-ß, tích tụ trong không gian xung quanh các tế bào thần kinh và các tập hợp protein được gọi là đám rối sợi thần kinh lắng đọng bên trong tế bào. Rối loạn giấc ngủ có thể là dấu hiệu ban đầu cho những thay đổi của não xảy ra khi bệnh phát triển hoặc chúng có thể góp phần vào sự tiến triển của bệnh.

suy giảm trí nhớ do mất ngủ
Người bệnh có thể suy giảm trí nhớ do mất ngủ

Trong một mô hình chuột mắc bệnh Alzheimer, chu kỳ ngủ - thức bị phá vỡ sau khi hình thành các mảng amyloid-ß và việc loại bỏ các mảng này khiến chu kỳ trở lại bình thường, vì vậy các nhà nghiên cứu cho rằng sự hình thành mảng bám này là nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên để kết luận được chính xác đòi hỏi các nghiên cứu dài hạn hơn để đánh giá dấu hiệu sinh học liên quan đến bệnh Alzheimer thay đổi như thế nào trong suốt cuộc đời con người.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

952 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan