Lá tía tô chữa bệnh gút được không?

Thông thường, bệnh Gout cần phải có phác đồ điều trị lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh trong việc sử dụng thuốc kết với với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Một trong những phương pháp có thể hỗ trợ giảm Gout hiệu quả là sử dụng các dược liệu có trong vườn nhà, đó là cây tía tô. Vậy chữa bệnh Gout bằng lá tía tô được thực hiện như thế nào?

1. Bệnh Gout là bệnh gì?

Gout là một bệnh lý gây ra do có sự rối loạn chuyển hóa của acid uric. Khi nồng độ của acid uric trong cơ thể tăng lên cao, các tinh thể muối urat có xu hướng kết tinh tại khớp và từ đó gây ra hiện tượng sưng viêm.

Vì vậy, để khắc phục được bệnh Gout cần phải theo cơ chế tăng cường chức năng đào thải lượng acid uric của thận và giảm nồng độ của acid uric trong máu.

2. Công dụng của cây tía tô đối với bệnh Gout

Để trả lời cho câu hỏi lá tía tô có chữa được bệnh gút không? Hãy cùng xem qua một số công dụng của lá tía tô đối với bệnh gút dưới đây:

Cây tía tô vốn là một loại cây quen thuộc đối với hầu hết người dân Việt Nam, loại cây này thường được sử dụng như là một gia vị ăn kèm với nhiều món ăn, bên cạnh đó cây tía tô còn là một loại thảo được được dùng để hỗ trợ trong phòng ngừa, điều trị ho, cảm lạnh, hen suyễn và giảm các triệu chứng Gout hiệu quả.

Trong bệnh Gout, tía tô được sử dụng thường xuyên để hỗ trợ trong việc làm giảm các cơn đau do chứng bệnh này gây nên. Với khoa học hiện đại cũng cho thấy được rằng trong tía tô có những thành phần có lợi cho sức khỏe như: Rosmarinic acid, Luteolin, Perillaldehyde, Apigenin, các khoáng chất Photpho, Magie, Canxi, Sắt ... và vitamin A, B, C. Những hoạt chất này đều có khả năng trong hỗ trợ làm giãn mạch, chống viêm, giảm đau, đào thải acid uric trong máu ra khỏi cơ thể, giúp ngăn chặn các phản ứng viêm nhiễm và từ đó làm hạn chế những cơn đau gout hiệu quả. Đặc biệt, có một số thành phần trong lá tía tô có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase, là một loại enzyme đóng vai trò trong thúc đẩy hình thành acid uric trong cơ thể. Lá tía tô có giàu chất xơ, độ kiềm cao có thể thúc đẩy cho quá trình thanh lọc và thải trừ lượng acid uric tại thận. Vì vậy, lá tía tô chữa bệnh gút mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.

3. Cách dùng lá tía tô để chữa bệnh Gout

  • Nước lá tía tô: Dùng 6 – 12 gam lá tía tô rửa sạch và cắt nhỏ, đun sôi cùng với nước sạch trong khoảng 15 phút, sau khi đun sôi gạn bỏ bã, lấy nước chia thành nhiều lần để uống trong ngày, nên sử dụng lúc ấm để đạt hiệu quả cao hơn và uống hết trong 1 ngày. Bài thuốc này có thể được sử dụng khi có cơn gout cấp xuất hiện hoặc dùng hàng ngày một cách đều đặn để có thể kiểm soát nồng độ của acid uric ở trong máu.
  • Sử dụng lá tía tô sống: Người bệnh có thể ăn bổ sung lá tía tô vào chế độ ăn hàng ngày của bản thân, ngoài tác dụng cải thiện các triệu chứng của gout, lá tía tô còn hỗ trợ rất tốt vấn đề về tiêu hóa, hạn chế được tình trạng ngộ độc thực phẩm và một số vấn đề sức khỏe thường gặp phải như ho, cúm, sổ mũi, ...
  • Đắp lá tía tô: Người bệnh chuẩn bị một nắm lá tía tô, rửa sạch và để ráo nước, sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn lá tía tô, dùng lá tía tô đã giã để đắp vào vị trí khớp đau, sử dụng một chiếc khăn sạch để băng vào vị trí khớp để cố định. Đắp khoảng 15 – 20 phút thì tháo khăn và rửa sạch lại khớp với nước ấm. Ngay khi có triệu chứng bắt đầu cơn đau gout cấp nên thực hiện đắp lá tía tô ngay để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Dùng lá tía tô để ngâm chân: Dùng 1 nắm lá tía tô tươi, rửa sạch, sau đó đun với 2 lít nước trong khoảng thời gian 10 – 15 phút, đợi cho nước nguội bớt từ 45 – 50 độ thì có thể cho chân vào để ngâm trong vòng 30 phút. Ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể giúp bệnh nhân hạn chế gặp phải các cơn đau về đêm.
  • Uống nước bột lá tía tô: Lá tía tô tươi rửa sạch sau đó đem đi phơi khô giòn dưới nắng mặt trời hoặc có thể mang đi sấy với nhiệt độ vừa phải, sau đó dùng cối giã hoặc máy xay để xay nhuyễn lá tía tô này thành bột, dùng rây để loại bỏ các cọng xơ còn chưa mịn. Mỗi lần sử dụng 1 – 2 thìa cà phê bột tía tô hòa cùng với nước nóng để uống.
  • Trà tía tô: Lá tía tô tươi rửa sạch sau đó phơi nắng hoặc sấy cho đến khi khôi lại, Lấy một lượng khoảng 5 đến 7 gam lá tía tô khô rồi hãm cùng với nước sôi thành trà. Sử dụng khi còn nóng, có thể sử dụng hàng ngày để giúp làm giảm các cơn đau hiệu quả của bệnh gout.
  • Đắp bột lá tía tô: Dùng bột lá tía tô đã được xay từ lá tía tô khô, trộn với nước nóng thành hỗn hợp sền sệt, đắp vào vùng khớp bị đau, sưng trong vòng 20 – 30 phút.

4. Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô để chữa bệnh gout

Tía tô vốn là một loại dược liệu tương đối lành tính, dễ sử dụng, an toàn, giá thành rẻ, có thể giúp cho nhiều bệnh nhân. Để có thể đạt được hiệu quả cao trong điều trị bệnh gout, người bệnh sử dụng lá tía tô cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi dùng lá tía tô hoặc bất cứ loại thuốc, dược liệu nào khác để điều trị bệnh gout.
  • Tìm hiểu thật kỹ thông tin về tác dụng, dược tính và cách dùng của lá tía tô để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho mỗi cá thể.
  • Việc sử dụng quá nhiều lá tía tô có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Không được tự ý sử dụng lá tía tô kết hợp với các loại thuốc, dược liệu khác, vì có thể dẫn đến mất tác dụng của thuốc hoặc gây ra những tác dụng ngoại ý.
  • Tương tự như các bệnh khác, việc điều trị bằng y học cổ truyền cho bệnh gout cần phải kiên trì mới đem lại hiệu quả rõ rệt, không nóng vội nếu chưa thấy hiệu quả.
  • Thực hiện các chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng ăn hoặc hạn chế ăn các món ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh như các loại thực phẩm có chứa nhiều purine để có thể đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị.
  • Thăm khám định kỳ 3 đến 6 tháng/ lần để theo dõi và điều trị kịp thời nếu có nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.

Tóm lại, tía tô là một loại dược liệu tương đối lành tính, có khả năng trong hỗ trợ làm giãn mạch, chống viêm, giảm đau, đào thải acid uric trong máu ra khỏi cơ thể, giúp ngăn chặn các phản ứng viêm nhiễm và từ đó làm hạn chế những cơn đau gout hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • tinh dầu chữa gút
    Các loại dầu có thể dùng điều trị bệnh gút

    Điều trị bệnh gút như thế nào là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân gút. Ngày nay, nhiều người tìm đến những phương pháp tự nhiên để kết hợp điều trị bệnh gút, đó là sử dụng tinh dầu. ...

    Đọc thêm
  • febuxat
    Công dụng thuốc Febuxat

    Febuxat có thành phần chính là Febuxostat có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase, đây là thuốc điều trị và dự phòng bệnh gout. Thuốc được chỉ định trong tăng acid uric mạn tính hoặc cấp tính, không dùng ...

    Đọc thêm
  • Những loại thảo dược
    5 thảo dược trong bếp trị cảm cúm cực hiệu quả

    Nhiều người không biết “cảm cúm uống thuốc gì?” hay “cách sử dụng thảo dược chữa cảm cúm như thế nào?”. Bác sĩ sẽ có những thông tin chia sẻ cụ thể về vấn đề này.

    Đọc thêm
  • camxicam
    Công dụng thuốc Camxicam

    Camxicam chứa thành phần Piroxicam, là thuốc kháng viêm không steroid dùng đường tiêm bắp, được chỉ định trong điều trị các bệnh lý xương khớp như viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp,...

    Đọc thêm
  • orfenac
    Công dụng thuốc Orfenac

    Orfenac thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid có thành phần chính Etodolac. Thuốc thường được dùng để điều trị viêm xương khớp, cơn gout cấp, đau sau nhổ răng, thống kinh, đau cơ xương cấp ...

    Đọc thêm