Có nên vệ sinh lông vùng kín?

Nhiều chị em phụ nữ có thói quen cạo lông vùng kín vì nghĩ sẽ giúp sạch sẽ, gọn gàng, đặc biệt vào thời tiết mùa hè nóng nực và nhu cầu mặc bikini đi biển. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lông mu có rất nhiều tác dụng trong việc bảo vệ vùng kín của chị em. Vì thế, trước khi có ý định cạo lông vùng kín bạn nên cân nhắc thật kỹ.

1. Công dụng của lông vùng kín

Lông mu – tên gọi của lớp lông mọc ở vùng kín mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho chị em phụ nữ. Dưới đây là những tác dụng của lông vùng kín mà không phải ai cũng biết.

  • Là “lớp lá chắn” giúp bảo vệ vùng kín

Nhiệm vụ chính của lông mu là để bảo vệ và che chở “cô bé” tránh khỏi những tổn thương do vi khuẩn và mầm bệnh gây ra. Chúng giống như 1 lớp lá chắn giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm,... tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh phụ khoa như nhiễm trùng, nấm âm đạo, nhiễm khuẩn,...

Như vậy có thể thấy, thay vì cạo lông vùng kín sẽ giúp sạch sẽ thì đó lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh về vùng kín. Tốt nhất, thay vì thường xuyên cạo lông vùng kín, có thể vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch, xà phòng dịu nhẹ.

  • Cạo lông vùng kín nguy cơ cao gây kích ứng da

Mỗi khi sử dụng dao cạo lông vùng kín, hay dùng thuốc tẩy lông vùng kín bạn đang vô tình cọ xát và gây tổn thương cho da. Tình trạng da bị mẩn đỏ, mẫn cảm sau khi cạo lông rất thường gặp ở nhiều người. Theo 1 nghiên cứu, có tới trên 80% chị em sau khi “dọn dẹp” lông vùng kín đều cảm thấy ngứa ngáy âm đạo, dù là cạo lông hay sử dụng wax lông dạng kem.

  • Lông vùng kín giúp làm giảm sự ma sát từ bên ngoài tới vùng kín

Các hoạt động thường ngày như chạy bộ, đạp xe, hoặc thậm chí là đi lại bình thường, mặc quần bó sát,...luôn tạo ra sự ma sát nhất định ở vùng háng. Nếu cạo lông vùng kín, vùng da nơi này trở nên nhẵn nhụi, nguy cơ ma sát trực tiếp sẽ dễ gây kích ứng da. Tình trạng cọ xát tưởng không gây ảnh hưởng nhưng thực tế lại có thể khiến cảm thấy khó chịu và bức bối trong suốt cả ngày dài.

Lớp lông vùng kín có vai trò rất quan trọng giúp giảm bớt ma sát và tác động đến vùng nhạy cảm. Do đó, nên cân nhắc trước khi cạo lông vùng kín.

  • Lông vùng kín giúp điều hòa, duy trì nhiệt độ thích hợp

Lông vùng kín còn có tác dụng duy trì nhiệt độ cho cô bé. Đặc biệt vào những ngày đông, lớp lông này sẽ giúp giữ ấm cho “cô bé”, còn vào những ngày mùa hè, chất dầu sinh ra ở da vùng kín sẽ giúp làm mát.

Vì vậy việc dọn dẹp đi lông vùng kín dường như không phải là một lựa chọn lý tưởng nếu muốn duy trì nhiệt độ vùng sinh dục ở mức thích hợp và luôn khỏe mạnh.

  • Lông vùng kín giúp kích thích hơn trong “cuộc yêu”

Nhiều chị em dọn dẹp thường xuyên lông vùng kín vì cho rằng sự “rậm rạp”, vô duyên của chúng sẽ khiến mất tự tin với đối phương. Tuy nhiên, theo 1 thống kê, nam giới lại thấy “phấn khích hơn” rất nhiều khi thấy “cô bé” được che đậy bởi vùng lông rậm.

Điều này có thể khơi gợi sự ham muốn khám phá và chinh phục của nửa kia, làm tăng hứng thú trong “cuộc yêu” mãnh liệt. Không những thế, các tuyến nằm dưới lớp lông vùng kín còn tiết ra pheromone – đây là một loại tín hiệu hóa học hấp dẫn người khác phái.

cạo lông vùng kín
Cạo lông vùng kín cần được thực hiện đúng cách

2. Vậy có nên vệ sinh lông vùng kín?

Có thể thấy lông vùng kín có những công dụng bất ngờ chứ không hề ‘thừa thãi” như nhiều chị em nghĩ. Các chị em hoàn toàn có thể vệ sinh lông vùng kín vì việc loại bỏ không gây nguy hại cho sức khỏe. Một số phụ nữ vốn không hề có lông vùng kín mặc dù họ đã trưởng thành và dĩ nhiên điều đó không gây phiền toái về sức khỏe cho họ. Tuy nhiên, điều cần chú ý nhất là khi tẩy lông vùng kín cần chú ý và triệt đúng cách.

Nếu vẫn cảm thấy ngại ngùng vì lông mu mọc rậm rạp quá, nóng bức khó chịu, chị em có thể cắt tỉa cho chúng gọn gàng hơn bằng kéo, để lại khoảng 2 -3 cm, không nên sử dụng dao cạo để cạo sát da vì lông mọc lại sẽ cứng và gây ngứa ngáy. Việc tỉa ngắn này vẫn giúp vùng kín được gọn gàng, lại dễ dàng vệ sinh trong những ngày “đèn đỏ”, đặc biệt vẫn bảo vệ được vùng kín, tránh nhiễm các bệnh phụ khoa.

Các chị em cũng hạn chế cạo lông vùng kín thường xuyên để tránh gây ảnh hưởng tới “cô bé”.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

103.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan