Châm cứu có làm bạn bị đau?

Châm cứu là một hình thức điều trị bao gồm việc đưa các chiếc kim rất mỏng qua da của một người tại các điểm cụ thể trên cơ thể bạn, đến các độ sâu khác nhau. Cách thức hoạt động của châm cứu về mặt khoa học vẫn chưa được rõ ràng. Một số người cho rằng nó hoạt động bằng cách giúp cân bằng năng lượng quan trọng, trong khi những người khác lại tin rằng nó có tác dụng thần kinh. Vậy châm cứu có làm bạn bị đau? Cùng tìm hiểu thêm bài viết dưới đây.

1. Châm cứu là làm gì ?

Châm cứu là một liệu pháp trị bệnh có nguồn gốc từ nền Y Học Cổ Truyền Trung Quốc (TCM). Phương pháp châm cứu đã xuất hiện và tồn tại hơn 2.500 năm nay. Đó là một kỹ thuật được sử dụng để cân bằng dòng năng lượng và còn được gọi là sinh lực, chi hoặc khí. Khí được cho là chảy qua các con đường trong cơ thể của chúng ta. Mục tiêu của châm cứu là loại bỏ các nút tắc nghẽn và cân bằng dòng chảy năng lượng của cơ thể, giúp chúng ta điều chỉnh sức khỏe cảm xúc, tinh thần và thể chất.

Châm cứu kích thích các điểm cụ thể được gọi là huyệt nằm dọc theo những con đường này bằng cách sử dụng một chiếc kim kim loại mỏng và rắn đâm xuyên qua da. Kim châm cứu có cạnh tròn để không tạo ra các vết cắt trên da. Kích thích những vị trí này trên cơ thể ảnh hưởng đến dây thần kinh, cơ bắp và mô liên kết của chúng ta.

Châm cứu được sử dụng phổ biến nhất để điều trị các cơn đau, vì nó được cho là có tác dụng tăng cường hàm lượng các chất giảm đau tự nhiên của cơ thể. Châm cứu hiện cũng được sử dụng để tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm căng thẳng. Châm cứu cũng có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, gồm có :

2. Châm cứu có làm bạn bị đau?

Một quan niệm sai lầm về châm cứu là phương pháp điều trị này rất đau, đây cũng chính là lý do mà một số người không muốn thử châm cứu. Việc điều trị không nhằm mục đích gây tổn thương, mặc dù người bệnh có thể gặp một số cảm giác hơi khó chịu trong quá trình điều trị.

“Hầu hết những người đang được điều trị không cảm thấy bất cứ vấn đề gì”, Prajna Paramita Choudhury, một chuyên gia châm cứu được cấp phép và chứng nhận, nói với Healthline. “ Đây là những gì mô tả được là đau chính là một cảm giác chi. Nó có thể nặng nề, đau nhói hoặc đau âm ỉ, tuy nhiên tất cả đều là những phản ứng tích cực ”. Điều này có thể thay đổi do mức độ chịu đau và độ nhạy cảm tổng thể của chúng ta. Đôi khi lần điều trị châm cứu đầu tiên sẽ đau hơn những lần điều trị sau. Điều này có thể là do các điểm năng lượng nhất định trên cơ thể chúng ta đã được kích hoạt lần đầu tiên. Các triệu chứng của bệnh có thể xấu đi một chút trước khi chúng thuyên giảm.

Châm cứu thế nào
Khi kim châm cứu đến độ sâu nhất định, bạn sẽ cảm thấy đau âm ỉ

“Tuy rằng, đau không phải là vấn đề gì tiêu cực trong quá trình châm cứu nhưng chắc chắn là người bệnh không hề mong muốn cảm giác này cứ bị kéo dài. Hầu hết trường hợp, cảm giác đau sẽ nhanh chóng tan biến sau khi kim được rút ra” Choudhury nói. "Nếu bệnh nhân của tôi vẫn tiếp tục thấy đau thì tôi lập tức rút kim ra ."

Mặc dù trải nghiệm của mọi người sẽ khác nhau, nhưng châm cứu thường không hề gây khó chịu hoặc đau đớn. Nó không cần gây nên cảm giác đau để có được hiệu quả. Thật tốt khi mà bạn cảm nhận năng lượng dưới dạng những cảm giác như buồn tẻ và nặng nề, "Choudhury nói. “ Nó còn được coi là các phản hồi tích cực và có nghĩa là điều gì đó sắp xảy ra.”

Thường thì người bệnh sẽ không cảm thấy kim đang được đưa vào vì chúng mỏng và được đưa vào nhẹ nhàng. Khi kim đạt đến độ sâu nhất định, người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ, âm ỉ hoặc cảm giác ngứa ran nhẹ. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy phương pháp điều trị đang hoạt động và kim đã được đưa vào đúng huyệt đạo cần thiết. Người bệnh cũng có thể cảm thấy hơi nặng hoặc cảm giác bị điện giật. Ngoài ra cảm giác nóng ran có thể phát sinh tại các huyệt đạo. Nếu cảm thấy đau dữ dội hoặc đau buốt, bạn nên báo cho bác sĩ châm cứu biết. Hầu hết thời gian đau hoặc khó chịu chỉ thoáng qua và kéo dài vài giây.

Việc sử dụng kim có khổ lớn hơn hoặc đưa kim vào sâu hơn sẽ dễ gây đau hơn. Một số nhãn hiệu kim tiêm cũng có nhiều khả năng gây ra đau hơn. Một số bác sĩ sử dụng nhiều lực hơn hoặc áp dụng một kỹ thuật nặng hơn khi đưa kim vào. Điều quan trọng nhất là chỉ gặp các bác sĩ châm cứu có kinh nghiệm và được cấp phép để điều trị. Ngoài ra, hãy phản hồi ngay nếu bạn đang bị đau vượt quá mức khó chịu nhẹ. Bạn cũng có thể yêu cầu các bác sĩ tiến hành chậm hơn, sử dụng ít kim hơn, châm lông hơn và thao tác với chúng ít hơn. “Đôi khi cảm giác đau là do kỹ thuật dùng kim chưa được tốt,” Choudhury cho biết. “Nếu mọi thứ đều khiến cho bạn cảm thấy khó chịu thì bạn có thể thử với một bác sĩ điều trị khác.”

Cảm giác đau cũng có thể đến do kim châm vào một số điểm nhạy cảm hơn những điểm khác. Nếu kim đâm vào dây thần kinh, cơ hoặc mạch máu nhỏ, người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội. Tuy nhiên sẽ không có vấn đề gì nếu cảm giác đau trên chỉ đến trong vài giây. Các điểm trên tứ chi có nhiều khả năng sẽ tạo ra phản ứng mạnh hơn dưới dạng đau âm ỉ hoặc cảm giác ngứa ran. Những điểm có ít thịt, chẳng hạn như gần móng tay, đôi khi có thể tạo ra cảm giác đau sắc hơn. Hầu hết quá trình châm cứu, những cảm giác này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Choudhury giải thích về những chỗ trên cơ thể bị tổn thương nhiều nhất : “Nó thực sự phụ thuộc vào từng người. Đối với nhiều người, bàn chân đau hơn vì chúng chứa rất nhiều huyệt quan trọng trong cơ thể hơn. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhiều hơn ở những điểm phù hợp nhất với việc điều trị của mình vì những nơi này có thể là những vị trí mà khí bị ngưng trệ. Choudhury nói rằng người hành nghề này cần phải nhận thức và nhạy cảm với nhu cầu của người được điều trị. “Đó là việc phản hồi lại mô hình một cách rõ ràng mà họ nêu ra và xử lý được vấn đề này một cách phù hợp.”

3. Thời gian châm cứu

Người bệnh có thể mong đợi một buổi điều trị bằng châm cứu kéo dài từ 30 đến 90 phút. Họ sẽ dành một ít thời gian để thảo luận về lý do châm cứu với các bác sĩ châm cứu của mình. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh và mức độ chuyên sâu của cuộc trò chuyện này, một số trường hợp thời gian cho buổi châm cứu có thể kéo dài hơn, đặc biệt là trong cuộc hẹn đầu tiên của bạn.

Các mũi kim thường sẽ được giữ nguyên trong vòng 10 đến 30 phút. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm yên. Một số người đi vào trạng thái rất thoải mái hoặc chìm trong giấc ngủ.

Châm cứu thế nào
Thời gian châm cứu sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn,

Một điều cũng hết sức quan trọng là người bệnh phải tự chăm sóc bản thân sau khi điều trị, đặc biệt là trong 24 giờ đầu tiên. Họ có thể cảm thấy bình tĩnh, thư giãn hoặc buồn ngủ. Lời khuyên là hãy nghỉ ngơi và thư giãn, ngay cả khi cảm thấy tràn đầy sinh lực. Tránh bất kỳ hoạt động gắng sức nào.

Ăn thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau và protein. Uống nhiều nước. Tránh rượu và đồ uống có chứa caffeine.

Không được sử dụng túi chườm đá vì nó có thể cản trở dòng chảy năng lượng của cơ thể bạn. Bệnh nhân có thể sử dụng túi giữ nhiệt để thay thế. Áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu khác như xoa bóp có thể giúp tác dụng lưu thông khí huyết của châm cứu đạt hiệu quả cao hơn.

Thông thường, bất kỳ cơn đau nào người bệnh gặp phải trong quá trình điều trị sẽ giảm dần khi quá trình điều trị dừng lại. Họ cũng có thể bị đau hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh trong vài ngày sau khi điều trị. Tuy nhiên điều này sẽ bắt đầu cải thiện trong vòng vài tuần. Bất kỳ các vết bầm tím nhẹ nào xảy ra do kết quả điều trị thường sẽ hết trong vài ngày.

Liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia châm cứu nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi điều trị. Một số người bị khó thở và tràn khí màng phổi sau khi châm cứu vùng ngực.

Các chuyên gia và bác sĩ châm cứu được cấp phép là những người được phép thực hiện châm cứu tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Các yêu cầu về đào tạo, thi và cấp giấy phép khác nhau giữa các nước.

Choudhury nói: “Tôi cần phải thận trọng với việc điều trị từ một bác sĩ châm cứu không được chứng nhận”. "Và hầu hết các tai nạn hoặc các kết quả tiêu cực là do tin vào những người chưa có trình độ chuyên môn."

Nếu bạn quan tâm đến phương pháp châm cứu nhưng lo lắng về những cơn đau mà nó có thể mang lại, hãy trao đổi với các bác sĩ hoặc chuyên gia trong lĩnh vực châm cứu. Phương pháp này có độ rủi ro thấp và thường không khiến người bệnh cảm thấy quá đau. Bạn cũng có thể thảo luận với các bác sĩ về kết quả mà mình mong muốn đạt được. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có bất kỳ bệnh lý nào muốn điều trị hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào. Bác sĩ có thể giới thiệu một chuyên gia châm cứu phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com, healthline.com, health.harvard.edu

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan