Sinh mổ gây tê có đau không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Phillippe Macaire - Trưởng khoa gây mê giảm đau, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Hiện nay, theo thống kê ở các bệnh viện phụ sản lớn, có khoảng 30 - 50% thai phụ được chỉ định biện pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bé sẽ được bác sĩ đưa ra khỏi tử cung thông qua cuộc phẫu thuật có sử dụng thuốc gây tê và kháng sinh dự phòng. Đặc biệt đối với các bà mẹ lần đầu tiên sinh, lại có chỉ định sinh mổ sẽ có nhiều băn khoăn, lo lắng.

1. Gây tê khi sinh mổ là gì?

  • Gây tê khi sinh mổ là một thủ thuật an toàn và hiệu quả. Trong phẫu thuật mổ lấy thai, thường áp dụng kỹ thuật gây tê tủy sống. Mẹ sẽ được bác sĩ tiêm thuốc tê vào vào tủy sống, khiến mẹ bất động, không có cảm giác hoàn toàn ở nửa thân dưới trong quá trình bác sĩ mổ nhấc em bé ra khỏi bụng mẹ (cho đến khi thuốc tê hết tác dụng).
  • Khi nào cần gây tê trong sinh mổ? Trong trường hợp người mẹ không thể sinh thường thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ mẹ và bé. Chỉ định này phụ thuộc vào cách thai kỳ tiến triển, vị trí của em bé hoặc nếu mẹ sinh đôi, sinh ba. Gây tê được tiến hành trước khi thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai.
Gây tê trước khi sinh mổ
Gây tê được tiến hành trước khi thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai
  • Vị trí gây tê: Đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê tại chỗ và thuốc giảm đau vào một khu vực được gọi là khoang dưới nhện, gần tủy sống của sản phụ nhằm mục đích gây tê thần kinh, giảm đau tại một số khu vực nhất định của cơ thể liên quan trực tiếp đến việc sinh nở của mẹ. Sau đó, bác sĩ gây mê sẽ đưa một cây kim vào khu vực tủy sống, tiêm thuốc gây mê thông qua kim tiêm và rút kim tiêm ra. Thủ thuật này không đau, bạn chỉ cảm thấy hơi nhói một chút trong quá trình thực hiện.
  • Sau khi gây tê tại chỗ, bác sĩ gây mê sẽ đưa một cây kim rất mảnh vào ống sống và tiêm một liều nhỏ thuốc gây tê tại chỗ. Thuốc sẽ tác dụng đến các dây thân kinh phần dưới bụng và chi dưới, khiến phần này không có cảm giác. Điều này khiến cho quá trình phẫu thuật trở nên hoàn toàn dễ chịu cho sản phụ.

2. Khi đã gây tê, sinh mổ còn có đau không?

2.1 Trong quá trình mổ

Trong quá trình mổ, mẹ đã được gây tê toàn bộ phần thân dưới cho nên sẽ không cảm thấy đau đớn mặc dù vẫn cảm nhận được động tác của bác sĩ khi mổ hay lấy thai nhi ra. Lúc này, mẹ hoàn toàn tỉnh táo và có thể chứng kiến giây phút bé yêu chào đời.

Tại Vinmec, trong suốt quá trình phẫu thuật lấy thai, sức khỏe của sản phụ sẽ được bác sĩ gây mê giám sát và hỗ trợ một cách chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho mẹ.

2.2. Sau khi phẫu thuật

Khi thuốc tê hết tác dụng, vết mổ sẽ khiến mẹ có cảm giác rất đau, vì vậy mẹ chỉ nằm yên được trên giường, không dám di chuyển, hay xoay người. Đồng thời tác dụng phụ của thuốc gây tê có thể xảy ra với mẹ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tức ngực, đau lưng. Thời gian thuốc tan phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ và lượng thuốc gây tê sử dụng trong cơ thể.

Thông thường, thời gian gây tê kéo dài 4 - 5 tiếng. Phải sau khoảng 5 ngày cơn đau mới đỡ dần và mẹ cử động được nhiều hơn. Mặc dù cảm thấy vô cùng đau nhưng mẹ không nên nằm quá nhiều, sau sinh khoảng 48 giờ mẹ nên ngồi dậy và tập đi để cơ thể nhanh chóng hồi phục đồng thời giảm nguy cơ dính ruột.

3. Các phương pháp giảm đau sau sinh mổ

3.1. Bác sĩ hỗ trợ giảm đau

Thông thường hậu phẫu khi thuốc gây tê hết tác dụng, sản phụ sẽ bị đau tại vết mổ và khi đi vệ sinh, mức độ đau có thể từ trung bình đến dữ dội và kéo dài trong suốt 30 - 40 giờ.

Mẹ có thể được kê thuốc giảm đau, có thể cả thuốc giảm đau dạng hướng thần, nhưng các loại thuốc này không giúp mẹ giảm đau hoàn toàn và sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động hậu sản của mẹ.

Giảm đau sau sinh mổ
Bác sĩ sẽ hỗ trợ giúp bệnh nhân giảm đau sau mổ

3.2. Nghỉ ngơi hợp lý

Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh mẹ nên chỉ nằm nghỉ ngơi, tránh vận động gây ảnh hưởng tới các cơ bụng. Để giảm đau, sản phụ tuyệt đối không gồng cứng người, hãy thả lỏng người đặc biệt là cơ bụng dưới. Khi thấy buồn tiểu mẹ cần phải đi tiểu ngay bởi nếu để bàng quang đầy sẽ đẩy tử cung lên cao, dẫn tới các cơn co thắt tử cung gây ra đau đớn.

3.3. Hạn chế ăn trong 6 giờ sau khi mổ

Thời gian này nhu động ruột rất ít nên nếu mẹ ăn ngay sẽ dẫn tới đầy hơi, khó tiêu hóa, táo bón. Sau 6 giờ trở ra mẹ nên ăn những đồ ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như canh súp, cháo loãng. Sau 48 giờ khi đó ruột mẹ bắt đầu hoạt động bình thường bình thường có thể ăn được cơm nhưng không nên ăn quá no.

3.4. Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi sức khỏe

Ăn uống đầy đủ, bổ sung chất dinh dưỡng là điều cần thiết giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Tăng cường bổ sung protein, vitamin A, C để vết mổ mau chóng phục hồi. Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng nên bổ sung thực phẩm có tính chống viêm như nghệ, hoa quả, cá ... Tuyệt đối tránh các thực phẩm, đồ uống như các chất kích thích, rau muống, lòng trắng trứng,...nó sẽ khiến vết lương lâu lành lại.

3.5. Vận động nhẹ nhàng

Mẹ nên tích cực vận động, tập ngồi dậy. Bởi nhờ vận động thì cơ thể mới lưu thông máu huyết, hạn chế tụ máu, giúp cơ thể giảm đau và nhanh chóng hồi phục hơn. Sau 48 giờ mẹ cần cố gắng tập đi lại nhẹ nhàng quanh phòng có người dìu đỡ. Tại Vinmec, với sự hỗ trợ của các phương pháp giảm đau, mẹ có thể tập đi lại sớm hơn.

3.6. Vệ sinh vết mổ sạch sẽ

Bà mẹ cần chú ý vệ sinh vết mổ sạch sẽ hàng ngày theo hướng dẫn của y tá. Tránh tối đa để nước dính vào vết mổ. Và nếu thấy vết mổ như sưng tấy, chảy dịch, mẹ hãy tới ngay các cơ sở y tế để khám để tránh khả năng bị nhiễm trùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

51.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan