Xử trí viêm tử cung khi mang thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Lâm Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Khi mang thai sức đề kháng của cơ thể mẹ giảm xuống, cùng với sự thay đổi nội tiết làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Viêm cổ tử cung khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, sinh hoạt hàng ngày của chị em mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Tình trạng này nếu không được điều trị có thể dẫn tới tình trạng sảy thai, sinh non, có thể gây nhiễm trùng ối, nhiễm khuẩn sơ sinh làm tăng nguy cơ tử vong sau sinh.

1. Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm cổ tử cung là chỉ tình trạng viêm nhiễm do các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cổ tử cung tồn tại và phát triển gây bệnh. Bình thường nữ giới cũng rất dễ bị mắc viêm cổ tử cung nếu như không chú ý tới chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đối với phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng đầu3 tháng cuối của chu kỳ thì nguy cơ mắc viêm cổ tử cung cao hơn.

Viêm cổ tử cung khi mang thai ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé như:

  • Gây bất tiện cho sinh hoạt: khi bị viêm cổ tử cung, thai phụ thấy xuất hiện tình trạng khí hư ra nhiều, có sự bất thường về màu sắc và có mùi hôi khó chịu. Vùng kín lại có cảm giác ngứa ngáy, đau rát và sưng tấy, khiến cho chị em sinh hoạt rất khó khăn.
  • Viêm cổ tử cung nặng có thể gây tình trạng sảy thai, thai chết lưu, sinh non. Nhất là viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu làm tăng nguy cơ thai lưu, sảy thai.
  • Nếu không điều trị gây nhiễm trùng ối, nhiễm khuẩn sau sinh ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ cũng có khả năng bị mắc các bệnh viêm phổi, mắt...

2. Những nguyên nhân dẫn đến viêm cổ tử cung khi mang thai

  • Mất cân bằng nội tiết tố mang thai ba tháng đầu, cơ thể có nhiều thay đổi suy giảm sức đề kháng, nội tiết tố mất cân bằng khiến cho các loại virus, vi khuẩn, nấm... có điều kiện xâm nhập và phát triển gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có viêm cổ tử cung.
  • Môi trường âm đạo thay đổi: Sự mất cân bằng nội tiết tố nữ khi mang thai cũng dẫn đến sự thay đổi độ pH trong môi trường âm đạo. Ngoài ra một số mẹ bầu thường xuyên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính kiềm mạnh làm cho môi trường âm đạo thay đổi và khiến các vi khuẩn lây lan từ âm đạo đến cổ tử cung và gây viêm cổ tử cung.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Vấn đề quan hệ tình dục khi mang thai mà không có một bệnh pháp an toàn cũng khiến cho vi khuẩn dễ dàng lây lan và gây viêm.
  • Không vệ sinh vùng kín thường xuyên hay vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến chị em dễ mắc bệnh viêm cổ tử cung cũng như các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác.
Viêm tử cung khi mang thai
Mất cân bằng nội tiết tố mang thai ba tháng đầu có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm cổ tử cung khi mang thai

3. Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu viêm cổ tử cung thay đổi theo từng nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân do vi khuẩn hay nấm...thì có các dấu hiệu khác nhau.

Thông thường viêm nhiễm phụ khoa có các dấu hiệu như:

  • Khí hư ra nhiều, màu sắc bất thường như trắng đục, vàng, xanh... Hay có lẫn máu, có mùi hôi khó chịu.
  • Ngứa ngáy, sưng tấy vùng kín,
  • Cảm giác nóng rát vùng kín, nhất là khi đi tiểu .
  • Đau và có thể chảy máu khi quan hệ tình dục, có thể thấy xuất huyết âm đạo bất thường.
  • Đau tức vùng bụng dưới.

4. Xử lý viêm cổ tử cung khi mang thai

  • Khi thấy có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai phụ nữ nên đến cơ sở y tế khám, biết rõ tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa và được kê loại thuốc phù hợp.
  • Thông thường khi khám, kết hợp với xét nghiệm dịch tiết âm đạo bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây viêm cổ tử cung có thể là nấm, vi khuẩn từ đó kệ loại thuốc đặt âm đạo phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Viên đặt âm đạo mà bác sĩ kê đơn thường được phối hợp giữa 3 loại thuốc kháng sinh và kháng nấm cho tác dụng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hay vi nấm. Loại thuốc đặt dùng cho phụ nữ có thai là loại chưa thấy được bằng chứng có hại cho phụ nữ mang thai, nên khi cần thiết và thấy lợi ích nhiều hơn tác hại thì bác sĩ vẫn có chỉ định dùng viên đặt.

Những điều cần chú ý khi điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai

  • Tuân thủ điều trị theo đơn của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc và cũng không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định nhất là mang thai trong 3 tháng đầu.
  • Thông thường nếu nhiễm nấm thì bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp điều trị cho chồng, phải tuân thủ sử dụng đủ liều.
  • Kết hợp viên đặt âm đạo với nước vệ sinh phụ nữ, tăng hiệu quả điều trị.
  • Không quan hệ tình dục khi đang điều trị.
  • Mặc quần áo thông thoáng, tránh mặc đồ quá chật, hầm bí.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng cũng sẽ giúp mẹ điều trị bệnh một cách hiệu quả.
  • Tái khám sau khi dùng hết thuốc.
Viêm tử cung khi mang thai
Lưu ý tái khám sau khi dùng hết thuốc

5. Cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, lau rửa từ trước ra sau (từ âm đạo ra hậu môn), không thực hiện ngược lại.
  • Sau khi đại tiện hoặc tiểu tiện, cần làm sạch vùng kín bằng cách rửa bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn bông chuyên dụng. Khăn bông cần được thay giặt hàng ngày, tốt nhất là phơi dưới ánh nắng.
  • Không được thụt rửa trong âm đạo, nhất là phụ nữ có thai vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và gây xuất huyết tử cung.
  • Trước và sau khi quan hệ, hai vợ chồng cần vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ.
  • Chọn đồ lót làm từ chất liệu cotton thoáng mát, có khả năng thấm hút tốt.
  • Tránh dùng các dung dịch, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh.
  • Chế độ ăn uống hợp lý hạn chế ăn ngọt, tăng cường ăn rau xanh hoa quả nhất là những loại thức ăn giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng.

Viêm cổ tử cung khi mang thai gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và thai nhi, chính vì vậy chị em nên chú ý tránh mắc viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. khi có các dấu hiệu của bệnh chị em không nên tự ý dùng thuốc mà nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, kê đơn loại thuốc phù hợp không ảnh hưởng tới thai nhi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Ra kinh nhiều sau sinh mổ có sao không?
    Ra kinh nhiều sau sinh mổ có sao không?

    Cháu mới sinh mổ, sản dịch sau sinh đến 45 ngày mới hết, hết được 2 ngày thì có kinh, kinh lần này của cháu ra nhiều, ướt cả quần ngoài, cơ thể thì bình thường. Vậy bác sĩ cho ...

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Cledamed 300
    Công dụng thuốc Cledamed 300

    Thuốc Cledamed 300 chứa hoạt chất Clindamycin được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Thuốc dùng để điều trị những người bệnh bị dị ứng với penicilin và điều trị những bệnh nhiễm vi khuẩn nhạy cảm với clindamycin ...

    Đọc thêm
  • negatidazol
    Công dụng thuốc Negatidazol

    Thuốc Negatidazol có chứa thành phần chính là Tinidazole với công dụng chính là điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn. Vậy cần sử dụng thuốc Negatidazol như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • Laboya
    Công dụng thuốc Laboya

    Laboya là thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị nhiễm trùng phổi, đường tiết niệu, phụ khoa và một số nhiễm trùng khác. Trong bài viết này, các bạn có thể tham khảo một số thông tin cần ...

    Đọc thêm
  • ultibact
    Công dụng thuốc Ultibact

    Ultibact là 1 loại kháng sinh kết hợp có công dụng trong điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Công dụng thuốc Ultibact sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.

    Đọc thêm